Contents
Phân loại vận đơn đường biển phổ biến
Vận chuyển đường biển đang là một phương thức vận tải được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ưu tiên chọn lựa để vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước. Bởi lẽ ở phương thức vận chuyển này hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng trong bộ chứng từ để vận chuyển hàng bằng đường biển có phát hành một vận đơn gọi là vận đơn đường biển. Vậy vận đơn đường biển là gì ? Có bao nhiêu loại vận đơn đường biển? Hãy cùng Haiphonglogistics tìm hiểu nhé.
1. Vận đơn đường biển là gì?
Vận đơn đường biển – Bill of lading (B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận.
2. Phân loại vận đơn đường biển phổ biết nhất hiện nay:
2.1 Phân loại B/L theo chủ thể nhận hàng:
– Vận đơn đích danh (Straight Bill)
Là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill.
– Vận đơn theo lệnh (To order Bill)
Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order” tại mục consignee. Vận đơn này miễn người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký hậu của shipper là có thể nhận hàng.
2.2 Phân loại vận đơn đường biển theo chủ thể cấp vận đơn
- Vận đơn chủ (Master Bill)
Do hãng tàu phát hành và thường được viết tắt là MBL hay MB/L. Quý doanh nghiệp sẽ thấy tên và logo của hãng tàu trên đầu trang vận đơn. Nếu làm quen thì sẽ nhận biết tên hãng tàu khá dễ dàng, chẳng hạn như MCC, SITC, Yang Ming, OOCL… Quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu tên một số hãng lớn trong danh sách hãng tàu tại Việt Nam. Mỗi lô hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên (cùng nội dung).
Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là công ty xuất khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con.
- House Bill of Lading
Là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) phát hành, Có thể hiểu là Vận đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.
Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển có tên là chủ tàu không tàu – NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) phát hành. Nhưng ở Việt Nam chưa thấy loại hình này. Thế nên HB/L được hiểu là của Forwarder cấp. Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận, làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, và nộp một số phí liên quan, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng.
2.3 Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển
- Vận đơn gốc (Original Bill)
Là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc, ký bằng tay. Bill gốc mang tính chủ sở hữu hàng hoá.
– Vận đơn bản sao (Copy B/L)
Nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không có dấu và không được ký bằng tay, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE. Có nghĩa là không được chuyển nhượng.
2.4 Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa
– Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board Bill)
Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc nhân viên của chủ tàu cấp cho người gửi hàng shipper khi hàng đã bốc lên tàu.
– Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment Bill)
Vận đơn này cam kết với chủ hàng rằng hàng sẽ được bốc lên tàu, trên con tàu đã thống nhất từ trước.
2.5 Căn cứ vào phê chú trên vận đơn đường biển
– Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill)
Là loại vận đơn mà không có bất cứ ghi chú khiếm khuyết gì về ghi chú của lô hàng. Điều này rất quan trọng bởi vì vận đơn này để consignee hoặc ngân hàng cảm thấy an tâm về lô hàng khi shipper gửi.
– Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill hay Dirty Bill)
Là loại vận đơn mà người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng của lô hàng. Có thể ghi một số thông tin xấu về lô hàng như Case Leaking (thủng chảy), Bag Torn (bao rách)…
2.6 Căn cứ vào phương thức thuê tàu
– Vận đơn tàu chợ (Liner Bill)
Là loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm hầu hết trên thị trường. Loại vận đơn này khi quý doanh nghiệp thuê tàu container để chở hang
– Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill)
Là loại vận đơn phát cho người chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng và thường đi kèm “tobe used with charter party” (sử dụng với hợp đồng thuê tàu).
2.7 Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa
– Vận đơn đi thẳng (Direct Bill)
Là loại vận đơn hàng được chở thẳng từ cảng load hàng sang cảng dỡ hàng không qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.
– Vận đơn chở suốt (Through Bill)
Cấp cho chủ hàng không cần quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không. Trong loại vận đơn nay có thể có nhiều người chuyên chở và nhiều tàu chuyên chở. Tuy nhiên chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất. Trong loại này còn có các vận đơn con gọi là vận đơn địa hạt (Local B/L) không có tính sở hữu. Vận đơn địa hạt này như là 1 biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở nhận hàng và trao đổi hàng cho nhau.
– Vận đơn đa phương thức (Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill)
Vận đơn này thường dùng trong vận chuyển container với hình thức “door to door”. Có thể sử dụng nhiều phương pháp vận chuyển kết hơp như : đường biển, hàng không, đường bộ…
2.8 Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa
– Vận đơn gốc (Original B/L): Người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng (D/O).
– Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): Người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng.
– Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L)
Vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu, hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành). Tương tự như Telex Release B/L phía trên, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O, mà không cần nộp Bill gốc.
Phân loại vận đơn đường biển phổ biến là một trong những kiến thức rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
xem thêm >>>>
khám phá Châu Âu: Hành trình du lịch mơ ước