Contents
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
“Bảo hiểm xuất nhập khẩu là sự cam kết bồi thường của đơn vị bảo hiểm đối với hàng hóa nếu chẳng may hàng hóa gặp những thiệt hại, mất mát, rủi ro trong quá trình vận chuyển.”
Đối tượng bảo hiểm
“Đó là hàng hóa, tài sản, vật thể đang trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác”.
Bao gồm cả:
– Thời gian lưu kho,
– Chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung chuyển
– Chờ chủ hàng nhận lại hàng
– Theo quy định của từng Điều kiện bào hiểm cụ thể cụ thể.
Trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Vận chuyển đường biển:
+ Kho – kho (QTC và ICC)
+ Bắt đầu: Kho cuối cùng để vận chuyển ra PTVC
+ Kết thúc:
-Nơi nhận hàng cuối cùng ghi trên hợp đồng bảo hiểm
-Nơi chia hoặc phân phối hàng
-Hết hạn 60 ngày từ khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển
Vận chuyển hàng không:
+ Kho – Kho 30 ngày (ICC By Air 1.1.82)
Vận chuyển nội địa
+ Bắt đầu: Xếp lên phương tiện vận chuyển
+ Kết thúc: Dỡ khỏi phương tiện vận chuyển
Giấy yêu cầu bảo hiểm
Hướng dẫn kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm
• Mục 1: Tên, địa chỉ NĐBH
• Mục 2: Số vận đơn (B/L)
• Mục 3: Số kiện, trọng lượng, ký mã hiệu
• Mục 4: Kê khai tên hàng hoá được bảo hiểm
• Mục 5. Kê khai giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm : Là khoản tiền nhất định ghi trong đơn bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm có thể bao gồm:
– Giá hàng
– Cước vận chuyển
– Thuế nhập khẩu
– Phí bảo hiểm
– Lãi ước tính
• Mục 6. Số L/C, Hợp đồng mua bán
• Mục 7. Phương thức xếp hàng, phương thức vận chuyển
• Mục 8. Hành trình được bảo hiểm:
– Từ kho đến cảng – Từ cảng đến cảng – Từ kho đến kho – Từ cảng đến kho – Trách nhiệm qua lan can tàu, trọng lượng xác định qua mớn nước – Trách nhiệm qua lan can tàu, trọng lượng xác định qua cân.
• Mục 9. Điều kiện bảo hiểm
• Mục 10. Điều kiện thanh toán phí Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm: “Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi Công ty bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm và người được bảo hiểm đóng đầy đủ phí bảo hiểm, trừ khi có thoả thuận khác”.
Các điều kiện thương mại theo Incorterms 2010
+ Giá CIF, CIP là giá hàng tại cảng đi + cước vận tải + phí bảo hiểm.
+ Giá FOB là giá hàng tại cảng đi.
+ Giá CFR, C&F là giá hàng tại cảng đi + cước vận tải về cảng đến.
+ Giá EXW là giá xuất xưởng.
Hướng dẫn quy đổi về giá CFR để tính giá CIF tham gia bảo hiểm:
(Giá hàng + Cước vận tải) x (1 – R) = (C+F) x (1 – tỷ lệ phí bảo hiểm)
Trong đó: Phần này khá quan trọng đối với các bạn trong lĩnh vực bảo hiểm.
+ CIF, CIP: không phải quy đổi.
+ FOB => CFR => CIF: phải tính thêm cước vận tải để tính giá CIF.
+ CFR => CIF: quy đổi theo công thức để tính giá CIF
+ EXW => FOB => CFR => CIF: tính thêm cước vận tải tới cảng đi, thuế xuất khẩu (nếu có), cuớc vận tải tới cảng đến.
Lưu ý:
+ Trường hợp hàng hoá được vận chuyển tiếp vào nội địa thì phải ghi rõ tên cảng đến cuối cùng và/hoặc nơi đến cuối cùng tại mục nơi đến để xác định trách nhiệm bảo hiểm cho từng chặng.
+ Trường hợp hàng hoá được vận chuyển đa phương thức, thường hàng hoá được chuyển tải làm nhiều lần. Để đánh giá đúng rủi ro khi nhận bảo hiểm, khai thác viên phải hướng dẫn khách hàng liệt kê đầy đủ những nơi lô hàng dự kiến sẽ chuyển phương thức vận chuyển.
+ Trường hợp có lõng hàng tại cảng đi và cảng đến: khai thác viên cần phải thông báo trước cho bộ phận giám sát, giám định về phương tiện lõng hàng, địa điểm, quãng đường, thời gian dự kiến thực hiện lõng hàng để có phương án giám sát kịp thời.
Yêu cầu bồi thường bảo hiểm XNK
- Kiểm tra tình trạng hàng hóa khi giao hàng.
- Khi xảy ra tổn thất cần thông báo ngay cho người bảo hiểm và phối hợp giám định.
- Kiểm tra tình trạng hàng hóa lúc nhận hàng.
- Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của khách hàng.
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Tính toán bồi thường.
- Trình duyệt.
Thông báo bồi thường.
Một bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:
Thư khiếu nại đòi bồi thường (mẫu công ty bảo hiểm cung cấp).
Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm/đơn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Bản chính hoặc bản sao hoá đơn gửi hàng, kèm tờ kê chi tiết hàng hoá và/hoặc phiếu ghi trọng lượng.
Bản chính B/L hoặc hợp đồng vận chuyển.
Biên bản giám định và các chứng từ tài liệu khác chỉ rõ mức độ tổn thất.
Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận của người vận chuyển khi giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận hàng cuối cùng.
Các chứng từ giao nhận hàng của Cảng hoặc của cơ quan chức năng;
Công văn thư từ trao đổi của người được bảo hiểm với người vận chuyển. Và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất;
Trường hợp các chứng từ trong hồ sơ khiếu nại chưa đủ sức thuyết phục để chứng minh tổn thất. Có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm một số chứng từ khác. Ví dụ: hợp đồng mua bán, L/C, tờ khai hải quan, nhật ký hàng hải, phiếu kiểm đếm, giấy chứng nhận đăng kiểm, …
Nếu có thắc mắc về quy trình bảo hiểm hàng hóa hãy liên hệ với Haiphonglogistics ngay nhé!