Contents
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phía Nam kêu cứu vì bị “phân biệt đối xử”?
Kể từ ngày 01/10/2021, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nằm ngoài địa bàn TP HCM khi mở tờ khai hải quan, sẽ phải trả phí gấp đôi khi sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình cảng biển của TP HCM.
Thêm áp lực cho doanh nghiệp XNK.
Hội đồng nhân dân TP HCM đã ban hành Nghị quyết số 10/2020/NQ- HĐND về mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP HCM. Và thời gian có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2021 được dời sang ngày 01/10/2021, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nằm ngoài địa bàn TP HCM khi mở tờ khai hải quan, sẽ phải trả phí gấp đôi khi sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình cảng biển của TP HCM.
Cụ thể, hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu mở tờ khai ngoài địa bàn TP HCM sẽ áp dụng mức thu 500.000 đồng/cont đối với container 20ft; 1.000.000 đồng/cont đối với container 40ft; và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng container.
Hàng hóa nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu mở tờ khai tại TP HCM áp dụng mức thu 250.000 đồng/cont đối với container 20ft; 500.000 đồng/cont đối với container 40ft; và 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng container.
Đáng chú ý, trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngoài địa bàn TP HCM đã chính thức lên tiếng phản ứng vì cho rằng, mức thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển gấp đôi so với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP HCM là bất hợp lý.
Liên quan tới những bất cập này, Hội Xuất Nhập Khẩu tỉnh Bình Dương (ABEI) đã có văn bản kiến nghị gửi UBND TP HCM xem xét và có hướng hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Theo ông Phạm Văn Xô – Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (ABEI), cho biết: “việc thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cảng biển là để tạo nguồn thu cho ngân sách, hỗ trợ đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khu vực của khẩu cảng biển tại TP HCM.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 10 có những điểm chưa phù hợp, gây ra sự bất bình đẳng cho đối tượng nộp phí, khi có sự chênh lệch 100% về mức nộp phí giữa doanh nghiệp mở tờ khai hải quan tại TP HCM và doanh nghiệp mở tờ khai ngoài TP HCM. Điều này sẽ tạo ra sự bất bình đẳng về năng lực cạnh tranh, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng giữa TP HCM và các tỉnh lân cận”.
Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngoài địa bàn TP HCM đã chính thức lên tiếng phản ứng vì cho rằng, mức thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển gấp đôi so với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP HCM là bất hợp lý.
Đơn cử, ông Xô nêu: hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP HCM sẽ áp dụng mức thu 500.000 đồng/cont đối với container 20ft; 1.000.000 đồng/cont đối với container 40ft; và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng container. Trong khi, hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu mở tờ khai tại TP.HCM áp dụng mức thu 250.000 đồng/cont đối với container 20ft; 500.000 đồng/cont đối với container 40ft là thiếu công bằng.
Cần sự bình đẳng.
Do đó, theo ông Xô, tất cả các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp hoạt động tại TP HCM hay tại tỉnh Bình Dương đều là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, “TP HCM nên áp dụng một mức phí đối với hàng hoá xuất nhập khẩu” – ông Xô đề xuất.
Hội Xuất Nhập Khẩu tỉnh Bình Dương (ABEI) đã có văn bản kiến nghị gửi UBND TP HCM xem xét và có hướng hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Đồng quan điểm, ông Võ Quang Thuận – nguyên Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước, cho rằng hiện nay chi phí logistics cho một container hàng hoá đang đè nặng lên vai doanh nghiệp không hề nhỏ. Và cũng chính vì vấn đề này mà khả năng cạnh tranh về giá cho một đơn vị sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài ngoài, “khó có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành nghề của các nước trên thế giới”.
Dẫn chứng về vấn đề này, ông Thuận cho biết, hiện chi phí cho một container hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ từ tỉnh Bình Phước lên tới TP.HCM cao hơn gấp 6 lần so với một container chuyển từ TP HCM đi Thượng Hải, Phúc Kiến… (Trung Quốc), bằng đường biển. Nguyên nhân dẫn đến chio phí logistics cao xuất đầu tiên là nhiều trạm thu phí BOT dày đặc (5 trạm thu phí cho một đoạn đường 100km từ Bình Phước lên TP.HCM), là hết sức khó coi. Bên cạnh đó, những bất cập về trọng tải chuẩn quốc tế cho một Container 40 feet cũng rất đáng chú ý.
Cụ thể, một container 40 feet theo chuẩn quốc tế có thể được chở lên tới 90 tấn, dựa trên cơ sở thiết kế chuẩn quốc tế là tính theo trọng tải trục. Tức là mỗi trục của xe sẽ chịu tải 15 tấn x 6 trục sẽ tương đương là 90 tấn. Thế nhưng, ở Việt Nam thì một container 40 feet thì chỉ chở được tối đa là 45 tấn, tức giảm đi 50% so với tiêu chuẩn quốc tế, là hết sức lãng phí.
Có thể nói, đây chính là nguyên nhân khiến chi phí logistics cao và đè lên vai mỗi đơn vị sản phẩm, đồng thời kéo theo sức cạnh tranh về hàng hoá kém. Do đó, việc TP HCM yêu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá mở tờ khai ngoài TP HCM, buộc áp dụng mức thu phí hạ tầng và tăng gấp đôi sẽ vô tình “giết chết” doanh nghiệp, đặc biệt là trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Cũng theo ông Thuận, việc cần vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng tại TP HCM cũng như kết nối vùng Đông Nam Bộ cần nguồn ngân sách lớn từ trung ương.Do đó, việc tăng thu, trong đó có tăng thu phí sử dụng hạ tầng kết cấu, công trình dịch vụ tiện ích công cộng khu vực cảng biển đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì phải thu đồng bộ, không nên có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp xuất khẩu ngoại tỉnh và doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP HCM – ông Thuận lưu ý.
“Theo số liệu từ UBND TP HCM, thu ngân sách của thành phố luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước, năm 2019 là 27%, năm 2020 là 25,48%, dự kiến năm 2021 là 24,79% trong tổng dự toán thu cả nước. Tốc độ tăng thu ngân sách từ khu vực kinh tế của thành phố giai đoạn 2016-2019 đạt 11,39%, cao hơn so với tốc độ tăng của cả nước là 9,29%. Trong đó, ở lĩnh vực cảng biển, TP HCM chiếm khoảng ¼ tổng khối lượng hàng hóa của cả nước xuất qua cảng là 689 triệu tấn trong năm 2020.
“Với mức phí thấp nhất là 15.000 đồng mỗi tấn và cao nhất 4,4 triệu đồng với container 40 feet, dự kiến thành phố thu hơn 3.000 tỷ đồng mỗi năm. Toàn bộ số tiền thu được sẽ nộp vào ngân sách, số tiền trích lại cho đơn vị tổ chức thu phí tối đa không quá 1,5%. Việc thu phí nhằm tạo nguồn thu hoàn thiện đường xung quanh cảng, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, tăng năng lực vận chuyển hàng hoá góp phần phát triển kinh tế TP.”
Nguồn:Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
Xem thêm về chúng tôi: https://haiphonglogistics.com/
Năng xuất eo hẹp của các hãng tàu khiến cho hàng hóa chậm trễ và mức giá tăng cao
Giá cước container biến động: Tàu ngoại thu lợi, tàu nội hụt hơi
Phân tích tình hình thị trường Logistics Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021
Xem thêm tại: