Contents
Bước đầu tìm hiểu về mã HS và cách tra cứu
Mã HS là gì?
Mã HS hay HS code là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo Hệ thống phân loại hàng hóa
do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”. Cụm từ này theo tiếng Anh được gọi tắt là HS Code (Harmonized Commodity Description and Coding System).
Tức, HS Code là mã phân loại của hàng hóa được quốc tế quy chuẩn, dùng để xác định thuế suất xuất nhập
khẩu hàng hóa, tính được mức thuế phải nộp đối với lô hàng của mình, cùng với những thủ tục có liên quan.
Cách tra HS Code
Hiện nay Việt Nam áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới có thể dùng mã HS với 10 hoặc 12 số. Có nhiều cách để tra mã HS cho hàng hóa:
1. Dùng biểu thuế
Trong đó bao gồm thông tin hàng hóa:
- Mã HS Code,
- thuế thông thường,
- thuế ưu đãi,
- thuế GTGT VAT,
- thuế của từng mặt hàng có form C/O tương ứng,
- thuế bảo hộ,
- thuế bảo vệ môi trường,..
Bố cục quyển biểu thuế gồm 21 phần, chia thành 92 chương.
21 phần gồm các nội dung:
+ Động vật, thực vật, khoáng sản, plastic, cao su
+ sản phẩm đá, đồ trang sức, sản phẩm dệt,..
+ Máy móc, thiết bị điện, xe cộ phương tiện, dụng cụ,..
98 chương trong quyền biểu thuế nhập khẩu gồm:
+ 97 chương đầu phân loại hàng hóa chung
+ chương 98 là chương phân loại hàng hóa ưu đãi riêng (ví dụ như: hàng hóa được mua bởi bộ quốc phòng)
2. Tra cứu trực tuyến Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2018
Tra cứu trên Trang Tổng cục hải quan – phần Tra cứu biểu thuế, hoặc các trang web của
Cục hải quan một số tỉnh thành như: Đồng Nai, HCM, Hải Phòng…
Link: https://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx
3. Hỏi những người trong ngành:
Việc đơn giản nhất có thể là việc đi hỏi các anh/chị em trong ngành.
Bản thân một cá nhân không thể biết được tất cả mọi thứ trong cùng một ngành.
Có những anh/chị sẽ biết về những mặt hàng này, các anh/chị khác sẽ biết về ngành khác, nhưng chắc chắn sẽ không thể biết và nhớ hết tất cả.
Vì vậy, cùng nhau trao đổi, nghiên cứu cũng là một cách để có thể tra cứu mã HS
6 quy tắc xác định HS Code
Tuy có thể dễ dàng tra cứu mã số HS trên các trang web trực tuyến hoặc Biểu thuế, nhưng thực ra, về mặt lý thuyết, bạn phải sử dụng 6 quy tắc áp mã HS (qui định trong Thông tư 103/2015/TT-BTC).
Nghiên cứu & áp dụng nhiều lần, bạn sẽ nắm được cách sử dụng những quy tắc này.
Quy tắc 1: Chú giải chương & Tên định danh
Tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa => chỉ giúp chúng ta định hình loại hàng này nằm ở phần nào chương nào.
Vì tên gọi của phần, chương và phân chương không thể diễn giải hết tất cả các sản phẩm trong đó. Phải căn cứ vào chú giải và phân nhóm.
Quy tắc 2 : Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm
Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện
Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặt tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.
VD: Xe đạp thiếu bánh xe: vẫn được áp mã theo xe đạp
Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ thành 1 sản phẩm hoàn thiện thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.
VD: Để tiện lợi cho quá trình vận chuyển người ta tháo từng bộ phận của 1 chiếc xe ra thì vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.
VD: Phôi chìa khóa khi chưa dũa các cạnh => được áp mã chìa khóa đã hoàn thiện; Chai làm bằng nhựa chưa tạo ren ở cổ chai => được áp mã như chai hoàn thiện.
Việc lấp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng vít, bu-lông, đai ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại…. Không áp dụng quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lấp ráp.
Những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.
Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất
Chỉ áp dụng quy tắc này sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu. Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó.
Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc các nhóm nhác nhau thì áp mã hỗn hợp đó theo chất cơ bản nhất của hỗn hợp.
VD: Gói cà phê hòa tan là hỗn hợp của các chất như: cà phê, sữa, đường. Vậy hỗn hợp này sẽ được áp theo mã chất cơ bản nhất là cà phê.
Quy tắc 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
Quy tắc 3a
Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.
Quy tắc 3b
Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau => phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặt tính tính nhất của bộ đó.
VD: bộ sản phẩm chăm sóc tóc gồm: Kẹp điện cuộn tóc, lược, ghim tóc
Chúng ta cần đánh giá sản phẩm có tính chất nổi trội nhất và áp theo mã HS của sản phẩm đó. Trong bộ sản phẩm trên chúng ta thấy Kẹp điện cuộn tóc có tính năng nổi trội nhất nên sẽ lựa chọn mã HS của sản phẩm này áp vào mã HS của bộ sản phẩm.
Quy tắc 3c
Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c). Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.
VD: Ta có sản phẩm sửa chữa gồm: Tô vít, Kìm, Cờ Lê
Khi tra mã HS của 3 sản phẩm này, bạn thấy Cờ Lê là sản phẩm có mã HS nằm ở thứ tự sau cùng nên sẽ lấy mã HS của sản phẩm này để áp mã HS cho bộ sản phẩm sửa chữa.
Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất
So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó. Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa… Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.
VD: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào mã thuốc 30.04
Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì
Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự
Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.
Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.
VD: Bao đựng đàn làm bằng gỗ quý và mang tính nổi trội hơn đàn thì phải tách bao đựng đàn và đàn thành 2 mã HS Code.
Quy tắc 5b: Bao bì
Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như cái túi nilon, hộp carton…).
Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.
VD: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga.
Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng.
Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm,
phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.
Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.
VD: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch…. (gạch là gạch đầu dòng “-” trước tên hàng trong phần mô tả hàng hóa của biểu thuế)
Thêm về Hải Phòng Logistics: https://haiphonglogistics.com/
Liên hệ ngay với chúng tôi:
Văn Phòng Hải Phòng
Số 110 phố Đà Nẵng, Ngõ 81 Lạc Viên Ngô Quyền, Hải Phòng
0379.666.888 | 0948.865.355
Văn Phòng Hà Nội
01, Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội
093.458.1816 | 0868.555.383
Văn phòng Hồ Chí Minh
Số 10 Đồng Nai, P2, Quận Tân Bình, HCM
093.458.1816 | 0868.555.383