Contents
Những điều cần lưu ý khi vận chuyển hàng hóa dễ vỡ
Các mặt hàng dễ vỡ như: đĩa thủy tinh, ly, tách, đèn, ảnh hay khung ảnh… cần phải được bọc gói cẩn thận trước khi vận chuyển. Để bảo đảm hàng hóa không bị vỡ trong quá trình vận chuyển bạn nhất định cần biết cách vận chuyển hàng dễ vỡ mà Haiphonglogistics chia sẻ ngay dưới đây!
Tóm tắt về nhu cầu vận chuyển hàng hóa dễ vỡ
Hàng hóa dễ vỡ là những món hàng rất dễ vỡ với khả năng hư hại rất cao trong suốt quá trình vận chuyển, đó là chưa kể điều kiện vận chuyển bằng đường bộ tại Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế. Những mặt hàng này bao gồm các món đồ đồ điện tử có màn hình bằng thủy tinh, rượu bia và đồ dùng cá nhân, đồ lưu niệm làm bằng thủy tinh, sành sứ…
Tuy là những mặt hàng với phương thức khó vận chuyển nhưng lại chiếm số lượng lớn trong danh sách những loại hàng hóa đang có mặt trên thị trường Việt Nam. Mỗi ngày, các đơn vị vận chuyển đã tiến hành vận chuyển hàng dễ vỡ với số lượng khá lớn, chính bởi khả năng chống trọi với các dạng địa hình phức tạp tại kém nên khâu đóng gói lại đóng vai trò khá quan trọng.
Hiện nay để đảm bảo được độ an toàn của hàng dễ vỡ thì các phương tiện như đường sắt, đường hàng không và đường biển vẫn là những hình thức được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn cả nhưng các loại hình này thường có tuyến cố định, ít linh động nên đa phần lại chọn cách vận tải bằng xe ô tô. Trong điều kiện vận tải hàng dễ vỡ bằng ô tô thì quy trình đóng gói phải được đảm bảo tuyệt đối an toàn chắc chắn.
Chính vì vậy mà việc đóng gói những mặt hàng dễ vỡ sao cho đúng cách luôn được đơn vị vận chuyển hàng hóa WorldCoureir cực kỳ coi trọng. Nếu trường hợp đóng gói hàng sai cách thì chẳng những không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn khiến cho hàng hóa rất dễ bị vỡ, hư hại.
Những điều cần lưu ý khi vận chuyển hàng hóa dễ vỡ
Có những điều cần phải lưu ý trong quá trình vận chuyển hàng hóa dễ vỡ để đảm bảo an toàn cho sản phẩm, đó chính là:
- Khi đóng gói vận chuyển những mặt hàng dễ vỡ thì nhân viên thực hiện đóng gói cần lưu ý gói hàng phải có một bề mặt nhẵn, phẳng để làm sao có thể dán được bill gửi lên trên. Ngoài ra, nếu là loại hàng có hóa đơn và các giấy tờ hướng dẫn sử dụng thì nên bỏ chúng vào bên trong thùng trước khi đóng gói, không nên dán bên ngoài thùng
- Khi vận chuyển hàng, tốt nhất không nên sử dụng vải, giấy để đóng gói những mặt hàng dễ vỡ vì như vậy sẽ khiến cho hàng hóa càng dễ vỡ hơn. Tốt hơn cả là nên dùng băng dính dán ngoài thùng và không nên dùng dây thừng hoặc dây vải để buộc hàng. Bạn có thể dùng giấy gói Bubble (giấy bọt khí) – một loại giấy có khả năng chống lại sự va đập cao sẽ bảo đảm độ an toàn tuyệt đối cho kiện hàng hóa của bạn.
- Bạn có thể tham khảo cách đóng gói như sau: Trước tiên hãy sử dụng giấy bọt để bọc bên ngoài toàn bộ sản phẩm. Khi bọc, cần chú ý là tất cả các góc cạnh đều phải được bọc kín. Nếu xếp nhiều hàng trong cùng một thùng thì nên tách riêng từng mặt hàng rồi sau đó mới xếp chúng vào trong cùng một thùng. Sau cùng là bạn nên lấy băng dính dán kín miệng hộp. Tốt nhất nên áp dụng theo cách này để hoàn toàn an tâm là mặt hàng sản phẩm của mình không có bất cứ vấn đề nào xảy ra suốt quá trình vận chuyển đường xa.
Những cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ khi vận chuyển an toàn
Dưới đây là hướng dẫn 3 cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ rất an toàn hiệu quả và được đơn vị vận tải hàng chuyên nghiệp Haiphonglogistics áp dụng:
1. Dùng giấy bọt khí để cuộn kín sản phẩm đúng cách
Tấm bọt khí (hay giấy gói Bubble) nên là chất liệu được sử dụng để cuộn kín sản phẩm, vì nó có chức năng đàn hồi, chống va đập cực tốt. Giấy gói Bubble được làm từ các bóng khí cao 1/2 inch (1,27 cm) giữa hai tấm nilon khi chúng được gắn vào nhau. Việc gắn như này cho phép nilon xốp tạo đệm để hạn chế tối đa mọi khả năng va đập.
Đặc biệt, giấy gói bubble ô lớn lại có khả năng như miếng lót đệm êm ái, có thể gói ngoài hầu hết các sản phẩm, không kể nó có kích thước hoặc hình dạng ra sao. Nếu sử dụng giấy gói bubble ô lớn thì nên dùng vài lớp để toàn bộ sản phẩm luôn được lót đệm, và đặc biệt là cần phải chú ý đến việc bảo vệ các góc, cạnh sản phẩm. Khi gói nhiều hàng hóa thì cách hiệu quả nhất là nên bọc riêng từng mặt hàng.
Những mặt hàng dễ vỡ cần phải đặt cách nhau và cách các góc, các cạnh, mặt trên và mặt dưới thùng. Mỗi mặt hàng như thế cần được bọc bằng tấm bọt có kích thước ít nhất là 2 inch (5,08cm) và đặt cách vách thùng 2 inch (5,08cm). Chính điều này sẽ giúp cho sản phẩm không bị hư hỏng khi va chạm vào nhau và đồng thời cũng bảo vệ sản phẩm không bị rung do lực truyền vào từ bên ngoài thùng. Để bảo đảm không di chuyển mặt hàng bên trong khi lắc thùng thì nên sử dụng bọc đủ các tấm bọt.
2. Cách đóng gói chai lọ chứa chất lỏng
Các bình, chai lọ chứa chất lỏng phải được bịt kín để chất lỏng không chảy ra ngoài cho dù để dốc ngược. Các bình, lọ chứa chất lỏng này cũng phải được đặt trong thùng gỗ kín hoặc thùng thiếc, ở giữa có khoảng trống để lèn vật liệu hút chất lỏng (mùn cưa), đảm bảo chất lỏng được hút hết trong trường hợp bình, lọ bên trong bị bể vỡ. Trong một thùng, nếu để nhiều chai lọ, cần phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoản trống để sản phẩm không bị xê dịch. Tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở,…là các vật liệu chèn có thể được dùng bổ sung thêm.
3. Sử dụng hộp kép
Đóng hộp kép hoặc đóng nhiều hộp – đây cũng là một phương pháp khá hiệu quả để bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ tại những nơi mà việc đóng gói không phù hợp để vận chuyển qua các hãng vận tải như UPS sử dụng hệ thống phân phối thủ công và tự động.
Muốn đảm bảo gói hàng ban đầu luôn ở tình trạng tốt và nguyên vẹn thì nên thay thế hoặc sửa chữa các miếng bọt bị nứt hoặc gãy để đảm bảo mặt hàng không thể di chuyển trong gói hàng ban đầu. Nên chọn một hộp chứa hàng vận chuyển mới có độ bền được khuyến nghị lớn hơn ít nhất 6 inch (15,24cm) so với kích thước của thùng ban đầu.
Hãy thực hiện đóng gói hàng bằng cách, lót xuống đáy của hộp chứa hàng vận chuyển bằng 2 hoặc 3 inch (5,08cm đến 7,62cm) vật liệu ép lỏng (với hàng hóa có khối lượng khoảng 10 lbs/4,54kg), giấy gói bubble (với hàng hoá có khối lượng lên đến 50lbs/22,68kg), bọt phủ, tấm phủ polyetylen hoặc các vật liệu lót khác.
Tiếp sau đó, hãy đặt thùng của nhà sản xuất ban đầu ở trên vật liệu lót và ở giữa hộp chứa hàng vận chuyển rồi đặt tấm lót xung quanh 5 cạnh còn lại. Sau cùng là dán kín các nắp hộp bằng vật liệu tốt theo các phương pháp tối ưu được khuyên dùng.