Tổng hợp những thuật ngữ logistics trong ngành consolidation. Ắt hẳn với những bạn sinh viên hay những bạn mới tìm hiểu về logistics đều gặp khó khi gặp phải thuật ngữ logistics. Thật vậy, không hẳn ai cũng biết đầy đủ thuật những thuật ngữ này kể những người chuyên nghiệp. Chính vì vậy Haiphonglogistics tổng hợp những thực ngữ viết tắt chuyên ngành logistics. Các bạn hãy theo dõi nhé!
Những thuật ngữ logistics cơ bản
- NVOCC (Non Vessel Operation Common Carrier) – Nhà vận chuyển không có tàu
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển, được xem là nhà vận tải đường biển (Carrier) nhưng lại khác với các hãng tàu (Shipping Line) có nghĩa là họ không sở hữu con tàu nào.
- LCL (Less Container Load) – Hàng lẻ
LCL là cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.
FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.
Về cơ bản, đây là một bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích.
- CY (Container Yard) – Bãi container
Toàn bộ các bãi container đều thuộc khu vực trong cảng biển hoặc là cảng cạn. Đây là khu vực dùng để chứa các container FCL đã được dỡ từ tàu chỡ hàng xuống hoặc những container trước khi được đưa lên tàu.
- POD (Port of Discharge) – Cảng dỡ hàng
Có thể là cảng trung chuyển, có thể là cảng đích.
- POL (Port of Loading) – Cảng xếp hàng
POL là nơi hãng tàu nhận hàng để xuất. Và tùy vào việc thanh toán bằng LC hay TT mà yêu cầu hãng tàu để thể hiện cho phù hợp hoặc book tàu cho đúng yêu cầu LC.
Các thuật ngữ logistics về loại phụ phí
- THC (Terminal Handling Charge) – Phụ phí xếp dỡ
Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phụ phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…
- EBS (Emergency Bunker Surcharge) – Phụ phí xăng dầu
EBS là phụ phí xăng dầu cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí hao hụt do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu.
- ACI (Advance Commercial Information) – Phí khai Hải quan điện tử đi Canada
ACI là một hệ thống giải pháp hải quan được thiết kế để đơn giản hóa và đẩy nhanh tiến độ vận chuyển hàng hóa qua các biên giới. Hệ thống kết nối trực tiếp đến hải quan CANADA để gửi dữ liệu tờ khai manifest (ACI) và thông tin hàng hóa.
- DDC (Destination Delevery Charge) – Phụ phí giao hàng tại cảng đến
Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.
- GRI (General Rates Increase) – Phí tăng chung
Phụ phí của cước vận chuyển chỉ xảy ra vào mùa hàng cao điểm.
- PSS (Peak Season) – Phí mùa cao điểm
Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.
Dịch vụ kho bãi …
Chúng tôi rất vinh hạnh là đối tác của Indochina Post, WorldCourier, Fedex, TNT, DHL, Indochina Post, Air Asia Cargo, Airport Cargo,…
Haiphonglogistics hy vọng bài viết hữu ích cho bạn