Bạn là công ty xuất khẩu hải sản đông lạnh đi nước ngoài?
Bạn là đơn vị nuôi trồng hải sản, muốn xuất khẩu hàng hải sản ra các nước ?
Cùng Hải phòng logistics tìm hiểu quy trình xuất khẩu hàng thú vị như nào nhé!!!
Contents
THỦ TỤC XUẤT KHẨU HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH
Nhu cầu xuất khẩu hải sản đông lạnh tăng cao, tại sao?
Tình hình xuất khẩu hải sản 2022:
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dù tăng trưởng đang chững lại nhưng xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 6/2022 vẫn mang về lượng ngoại tệ trên 1 tỷ USD, tương đương so với tháng 5/2022 và tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, quý II/2022, xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đã ghi nhận doanh số trên 3,2 tỷ USD, cao hơn gần 36% so với 2,4 tỷ USD cùng kỳ năm 2021.
Với kết quả trên, hết nửa đầu năm nay, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ước đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm 2021. Theo VASEP, thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu nên doanh số xuất tôm trong tháng 6/2022 chỉ duy trì mức tăng trưởng khiêm tốn 7% đạt 450 triệu USD. Lũy kế nửa đầu năm 2022, xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ và chiếm 40% tổng xuất khẩu thuỷ sản.
Xuất khẩu tôm chân trắng chế biến nửa đầu năm tăng 17%, trong khi xuất khẩu tôm tươi/đông lạnh tăng 21%. Đáng lưu ý là xuất khẩu tôm hùm tăng trưởng kỷ lục với gần 130 triệu USD trong nửa đầu năm, tăng gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dù lạm phát nhưng xuất khẩu tôm sú nửa đầu năm vẫn tăng 20% đạt hơn 300 triệu USD. Trong tháng 6/2022, xuất khẩu cá tra vẫn giữ được mức tăng trưởng cao 54% so với cùng kỳ, đạt gần 220 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra của cả nước đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 25% doanh số xuất khẩu thuỷ sản. Đáng chú ý, xuất khẩu cá tra sang Anh nửa đầu năm nay tăng đột phá gấp 6 lần cùng kỳ; xuất khẩu sang TBN tăng gấp gần 3 lần; xuất khẩu sang Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ tăng 45-90%.
Xuất khẩu cá ngừ trong tháng 6/2022 đạt trên 91 triệu USD, tăng 43%. Tổng xuất khẩu cá ngừ nửa đầu năm tăng 56% đạt 553 triệu USD, chiếm gần 10% xuất khẩu thuỷ sản. Sản phẩm chủ lực vẫn là cá ngừ loin (phần thịt thăn dọc sống lưng của cá ngừ), cắt khúc đông lạnh, mang về 377 triệu USD, tăng 122%.
Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu hải sản đông lạnh chi tiết nhất năm 2022
Xuất khẩu thủy sản tính đến quý II/2022 đạt hơn 3,6 tỷ USD (tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2021). Điều này cho thấy thị trường xuất khẩu thủy sản ở nước ta đang phục hồi và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Với các Doanh nghiệp đang có kế hoạch xuất khẩu mặt hàng này thì cùng tìm hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh mới nhất 2022 trong bài viết dưới đây:
Chính sách hàng hóa xuất khẩu hải sản đông lạnh:
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc xuất khẩu không phải xin phép:
a) Các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.
b) Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam”.
Đối chiếu Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng hải sâm khô không thuộc Danh mục những loài thủy sản cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện. Do đó, Công ty làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thông thường.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:
“1. Hàng hóa có tên trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/07/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tthì một số loài cua nước ngọt và cua biển thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
Căn cứ vào những hướng dẫn trên để xác định hàng xuất khẩu thủy sản đông lạnh có nằm trong danh mục hàng không phải xin phép hay không và có phải xin kiểm dịch hay không.
Thủ tục hải quan xuất khẩu hải sản đông lạnh:
Thủ tục xuất khẩu hàng thủy sản tươi sống bao gồm trình tự các bước như sau:
-
Bước 1: Kiểm tra mặt hàng hải sản xuất khẩu
Trước khi tiến hành xuất khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra mặt hàng thủy sản của mình có nằm trong danh mục được cho phép xuất khẩu hay không dựa vào khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Loại thủy sản không có tên trong danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 của thông tư, khi xuất khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).
Loại thủy sản có tên trong danh mục thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 của thông tư, nếu đáp ứng được các điều kiện các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).
-
Bước 2: Xác định mã HS của thủy sản
Tìm hiểu Mã HS code tại Biểu thuế XNK 2023
Tiếp theo doanh nghiệp cần xác định mã HS của mặt hàng thủy sản. Điều này giúp phân loại hàng hóa và Cơ quan hải quan dựa vào đó để áp mức thuế suất phù hợp. Ví dụ mã HS của cá tra là 0302.89.19, cá ba sa 0302.72.90, tôm hùm đá 0306.31.10, cua biển 0306.24.10, ếch đồng 0106.90.00, cá mú vàng nước ngọt 0301.11.99,…
Để tra mã HS nhanh chóng, doanh nghiệp có thể sử dụng website chính thức của Hải quan Việt Nam để xác định mã HS chính xác để xuất khẩu hải sản nhanh chóng.
-
Bước 3: Đăng ký kiểm dịch động vật
Khi xuất khẩu thủy sản đông lạnh hay tươi sống đều cần phải có chứng nhận kiểm dịch Health Certificate (HC). Cách đăng ký kiểm dịch như sau:
* Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu hải sản:
Thủy sản đông lạnh:
- Đơn đăng ký kiểm dịch.
- Yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có).
- Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
Thủy sản tươi sống:
- Đơn đăng ký kiểm dịch.
- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản với loài có tên trong danh mục loại thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc thủy sản cấm xuất khẩu.
- Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam với thủy sản/sản phẩm thủy sản thuộc danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của Việt Nam hoặc tại Phụ lục của CITES.
- Yêu cầu về chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
- Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
- Tài liệu khác như giấy chứng nhận vùng, chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh nơi nuôi thủy sản (nếu có),…
* Nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Cục Thú y. Các cán bộ sẽ tiến hành kiểm tra cẩn thận hàng hóa bằng cách kiểm tra số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm,…
* Nhận hồ sơ và trả kết quả:
Các cán bộ của Cục Thú y sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cán bộ sẽ thông báo kết quả và gửi giấy hẹn lấy giấy chứng nhận kiểm dịch. Nếu hồ sơ còn thiếu, doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm các giấy tờ được yêu cầu.
-
Bước 4: Làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu/cảng/sân bay
Các giấy tờ cần thiết khi khai báo hải quan xuất khẩu hải sản gồm:
- Hóa đơn (Invoice);
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list);
- Chứng nhận xuất xứ (CO);
- Chứng nhận kiểm dịch (HC);
- Tờ cân;
- Tờ khai báo hải quan.
XEM THÊM: