Các nhà khai thác sà lan ở châu Âu ‘mất hy vọng’ trước tình trạng tắc nghẽn cảng
Vận tải sà lan ở Bắc Âu đang phải vật lộn để đối phó với những vấn đề nội tại của ngành cùng với tình hình tắc nghẽn ngày càng tồi tệ tại các cảng biển lớn của khu vực.
Vận tải sà lan ở Bắc Âu dường như bị bao vây và “không có hy vọng”, vì đang phải vật lộn để đối phó với những vấn đề nội tại của ngành cùng với tình hình tắc nghẽn ngày càng tồi tệ tại các cảng biển lớn của khu vực.
Một nhân viên giao nhận cho biết tình trạng tắc nghẽn tại các tuyến đường thủy nội địa của Antwerp và Rotterdam không chỉ “không thay đổi” mà thời gian chờ đợi còn tăng trở lại do lượng tàu container siêu lớn (ULCV) từ châu Á tăng đột biến.
Công ty giao nhận nói với The Loadstar: “Không thể làm gì để cải thiện tình trạng tắc nghẽn sà lan, vì tất cả là do tắc nghẽn đang tiếp tục diễn ra và thời gian xếp dỡ của các tàu viễn dương rất chậm chạp, với Rotterdam ngày càng tồi tệ và các hãng tàu trung chuyển cũng phàn nàn về việc chờ đợi ba ngày để cập cảng.”
Sự chậm trễ trên các tuyến đường thủy nội địa đã là “vấn đề quan trọng” của ngành trong vài năm nay. Tuần trước, Contargo, nhà khai thác sà lan lớn nhất trong khu vực, đã thông báo rằng sự chậm trễ trên tuyến đường thủy Hà Lan đã tăng từ 66 giờ lên 89 giờ, còn với Antwerp là khoảng 37 giờ. và Contargo cũng cho biết thêm rằng kể từ năm 2017, sự chậm trễ hơn một tuần gần như là phổ biến.
Một nhà phân tích cho biết vấn đề là, mặc dù có những vấn đề là do khách quan, nhưng những nhà khai thác sà lan cũng đang làm trầm trọng thêm những khó khăn hiện tại.
Gunther Ginckels của SeasC4U nói với The Loadstar: “Ùn tắc không phải là chuyện mới, tôi đã giải quyết vấn đề này vào năm 2014 và kể từ đó, lưu lượng đã tăng lên, với các bến cảng không thể xử lý khối lượng hàng hóa lớn vì công suất bến cho các hoạt động hàng hải nội địa không mở rộng thêm dù chỉ một mét.
“Thêm vào các vấn đề là những nhà khai thác sà lan – không nên nhầm lẫn với các chủ sà lan – thẳng thừng từ chối làm việc cùng nhau để tối ưu hóa công suất để giải quyết trước về sự mất cân bằng dòng chảy hàng hóa.”
Đối với các chủ hàng, việc tìm kiếm một giải pháp ngắn hạn là khá khó khăn. Công ty giao nhận cho biết rằng có một lựa chọn sẽ là chuyển sang đường sắt, nhưng điều này đòi hỏi bạn phải đặt chỗ trước thời gian khá xa.
Tuy nhiên, công ty giao nhận nói thêm rằng trong khi điều này có thể thực hiện ở Rotterdam, nhưng ở Antwerp với khả năng cung ứng đường sắt hạn chế sẽ khiến giải pháp này khó thực hiện hơn.
Gunther Ginckels cho biết thêm: “Và, tất nhiên, các lựa chọn đường sắt và xe lửa cũng bị ảnh hưởng bởi tắc nghẽn và kết quả là họ đang phải đối mặt với sự chậm trễ của chính phương thức vận chuyển này, vì vậy nó thực sự không tốt hơn nhiều, nhưng nó cũng đỡ hơn một chút”.
“Tại Antwerp và Rotterdam, bạn được phép giao container xuất khẩu trước khi tàu cập cảng một khoảng thời gian nhất định. Điều này cũng gây rắc rối cho các nhà khai thác sà lan và đường sắt, vì các tàu thường bị trì hoãn và kế hoạch được điều chỉnh, dẫn đến các chi phí lưu bãi, vì các container có thể không được giao trong khoản thời gian lưu bãi miễn phí do hãng tàu qui định”.
Hiện nay cảng Rotterdam đang bị các tàu container siêu lớn “hoàn toàn áp đảo” và gây tắc nghẽn, dẫn đến một số hãng tàu lớn đã bỏ qua cảng. Một nhà khai thác dịch vụ trung chuyển nói với The Loadstar rằng việc vận hành bất kỳ dịch vụ trung chuyển nào cũng đang trở thành “nhiệm vụ bất khả thi”.
Xem thêm về chúng tôi: https://haiphonglogistics.com/
Danh sách các hãng tàu tại Việt Nam
Các loại kệ hàng trong kho phổ biến
Thủ tục hải quan hàng xuất khẩu nông sản
Các loại phụ phí trong vận chuyển đường hàng không
Xem thêm tại: