Phí LSS là gì?

Phí LSS là gì?

Phụ phí LSS là gì?

Tại sao lại có phụ phí này? Những điểm cần lưu ý về LSS?

Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Phí LSS là gì

LSS là gì?

LSS – Low Sulphur Surcharge  là phụ phí giảm thải lưu huỳnh,  được áp dụng trong vận tải đường biển, hàng không đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Do lượng nhiên liệu hầm được sử dụng nhiều trong các tàu thương mại hiện nay có hàm lượng lưu huỳnh cao, rất có hại cho môi trường

Vì vậy IMO đưa ra các biện pháp nhằm giảm tác động có hại của vận chuyển đến môi trường kể từ những năm 1960.

Các hãng tàu khác nhau đã gọi loại phụ phí này bằng các tên khác nhau:

  • Phụ phí lưu huỳnh thấp ( LSS )
  • Phụ phí nhiên liệu xanh ( GFS )
  • Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải ( ECA )
  • Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp ( LSF )

Tất cả các dòng được cho là đang chuẩn bị đánh thuế này như một khoản phụ phí bắt buộc ngoài cước phí và các khoản phụ phí khác vào năm 2019 trên tất cả các tuyến thương mại, đặc biệt là các khu vực ECA.

Một số quy định được ban hành liên quan đến khí thải lưu huỳnh bao gồm:

  • Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm Không khí từ các loại tàu thủy (Phụ lục VI)
  • Cách kiểm soát khí thải từ tàu (oxit lưu huỳnh (SOx), oxit nitơ (NOx), các chất làm suy giảm tầng ozone (ODS), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và đốt cháy tàu)
  • Đóng góp vào việc xử lý cải thiện đối với tình trạng ô nhiễm không khí tại địa phương và toàn cầu
  • Các vấn đề sức khỏe của con người và các vấn đề môi trường

Tại sao lại có phí LSS

Theo như quy định trên thì khoản phụ phí giảm lưu huỳnh được tách biệt riêng

Không được tính chung trong phần phí hiệu chỉnh nhiên liệu nói chung nữa

Việc tách biệt này vốn dĩ để cho các hãng tàu và người chịu phí dịch vụ thấy rõ được phần phụ phí này đóng vai trò như thế nào trong các khoản phí phát sinh.

Việc sử dụng các nhiên liệu sạch giúp cho môi trường an toàn và được bảo vệ hơn

Nhưng bù lại cần tốn một khoản chi phí lớn và để có thể bù đắp lại những chi phí phát sinh do ứng dụng nhiên liệu sạch vào việc chạy tàu vận chuyển ở các khu vực được kiểm soát, bắt buộc các hãng tàu phải nộp thêm khoản phí giảm thải lưu huỳnh này.

Thời gian áp dụng phí LSS

Thời gian bắt đầu tính khoản phí tách riêng này bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm 2015 và có khoảng không gian áp dựng đối với mọi điểm miễn là trong khu vực kiểm soát khí thải đã được xác định trước đó.

Cách tính phí LSS

Tùy từng tuyến đi và điểm đến khác nhau mà các mức phí được định giá khác nhau, mỗi tàu mỗi hành trình đều sẽ có mức phí khác nhau được thông báo và quy định khi tàu xác định được hành trình và những tuyến đi qua khu vực kiểm soát khí thải.

Mức phí không thay đổi dựa vào loại mặt hàng, vậy nên cho dù hàng hóa đó là hàng nhập khẩu hay là hàng xuất khẩu sang nước khác, hàng khô may mặc, hay hàng có chứa dung môi,… đều được áp dụng như nhau

Sự khác nhau giữa các mức phí sẽ được đánh giá tùy thuộc vào các khoản chi phí cộng thêm do sử dụng nhiên liệu sạch trên mỗi một điểm đi cụ thể.

Mức phụ phí này mang tính chất biến động theo giá của nhiên liệu ít lưu huỳnh, tức là nhiên liệu sạch, tức là khi nhiên liệu sạch tăng thì mức phụ phí cũng theo đó mà tăng và ngược lại nếu nhiên liệu sạch trên thị trường giảm thì mức phí sẽ được điều chỉnh giảm xuống tương ứng.

Vì vậy nó mang tính thời kỳ và cụ thể là được xem xét 3 tháng một lần. Vậy nên các hãng tàu có thể dự trù trước được mức phụ phí phát sinh thêm nếu như nắm bắt được mức phí của nhiên liệu ít lưu huỳnh trên thị trường.

Xem thêm: https://haiphonglogistics.com/

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường hàng không

Phương thức thanh toán L/C

Chứng từ xuất nhập khẩu (P1)

Các kí hiệu cơ bản trên container

Phân biệt vận đơn đường biển

Logistics là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

Xem thêm tại:

Gửi khô mực, tôm khô đi Mỹ dễ dàng, nhanh chóng

Vận chuyển tôm tươi đi Nhật Bản bằng đường hàng không

Nhận vận chuyển mì gói đi Hàn Quốc với giá siêu sốc

Dịch vụ vận chuyển đường biển Hải Phòng-Tokyo, Nhật Bản

Dịch vụ gửi hàng lẻ Hải Phòng- Hàn Quốc

Gửi hàng đi Coimbatore Ấn Độ