Cú hích cho logistics phía Nam từ đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra chuyển dịch trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Việt Nam nổi lên như cứ điểm sản xuất mới. Cùng quá trình này là sự chủ động chuẩn bị hạ tầng đón sóng dịch chuyển đầu tư.
Những thị trường có lợi thế phát triển công nghiệp, sân bay hay cảng biển sẽ trở thành điểm sáng về thị trường bất động sản nhà ở, rất hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Đón sóng dịch chuyển đầu tư
Ngay tuần đầu tháng 6-2021, báo chí quốc tế đã loan tin Tập đoàn Pegatron (Đài Loan), đối tác sản xuất lớn của Apple, Microsoft và Sony, đã được chính quyền nền kinh tế này phê duyệt cho bổ sung thêm khoản đầu tư 101 triệu USD vào Việt Nam.
Pegatron được biết đến nhiều nhất với tư cách là nhà cung cấp chính cho Apple, là một trong ba nhà sản xuất iPhone lớn nhất tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Trước đó, trong báo cáo thường niên năm 2020, Tập đoàn Pegatron cũng đề cập về việc tiếp tục mở rộng cơ sở sản xuất sang Việt Nam và Ấn Độ để đáp ứng những thay đổi mạnh mẽ của chuỗi cung ứng.
Thực tế, rất nhiều đối tác của Apple, trong đó có Winston Corp, InvenTec và Foxconn cũng đang có kế hoạch dịch chuyển về Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hồi đầu năm, dự án 270 triệu của Foxconn tại Bắc Giang sản xuất, gia công laptop, tablet đã được nhận giấy chứng nhận đầu tư.
Xu hướng các “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ tìm đến phương án dịch chuyển cơ sở sản xuất ra nhiều quốc gia thay vì chỉ phụ thuộc ở thị trường Trung Quốc ngày càng rõ ràng hơn. Trong quá trình này, Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á phải cạnh tranh để được lựa chọn là điểm đến mới.
Sau khi đóng cửa nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng tại Trung Quốc, tháng 3-2020, Tập đoàn Samsung Electronics đã chuyển dây chuyền lắp ráp hai sản phẩm cao cấp Galaxy G20 và Z Flip tới Việt Nam. Đồng thời Samsung cũng đưa khoảng 700 kỹ sư về Việt Nam làm việc do ảnh hưởng từ dịch COVID-19.
Dự kiến vào cuối tháng 12-2022, trung tâm R&D mới của Samsung tại Hà Nội sẽ hoàn thành. Đây là tòa nhà đầu tiên được Samsung xây dựng ở nước ngoài nhằm phục vụ R&D của tập đoàn và là trung tâm có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cũng có quy mô lớn nhất được xây dựng trong số các trung tâm của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Cảng biển, sân bay sẽ mở đường cho logistics phía Nam
Sự sôi động của vốn FDI ở khu vực phía Nam tác động không nhỏ đến xu hướng dịch chuyển trong ngành logistics. Theo đó, ngành logistics phía Nam được dự đoán sẽ là nơi đón sóng đầu tiên nhờ sự hiện diện của sân bay quốc tế mới Long Thành và cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép.
Đặc biệt, cảng nước sâu Thị Vải là nơi chiếm khoảng 50% tổng lượng hàng hóa cảng biển của cả nước. Đây là cảng trung chuyển nước sâu hiện đại, được đầu tư đồng bộ, có vị trí địa lý thuận lợi vào bậc nhất ở Đông Nam Á để tiếp nhận tàu container có trọng tải lên đến 100.000 DWT, với công suất thông qua đạt 600.000-700.000 TEU/năm.
Xu hướng dịch chuyển logistics toàn cầu còn kéo theo làn sóng dịch chuyển nguồn nhân lực và các chuỗi dịch vụ thương mại đi kèm về khu vực Long Thành, Đồng Nai. Trong đó, trung tâm Long Thành được dự báo sẽ bứt phá mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics (logistics hub) của toàn vùng tam giác kinh tế phía Nam trong vài năm tới.
Ông Phạm Việt Anh, chuyên gia kinh tế, cho rằng việc hạ tầng giao thông được quy hoạch, đầu tư đồng bộ gắn với cảng biển và sân bay gần nhất không chỉ thay đổi bộ mặt của trung tâm Long Thành mà còn giúp khu vực này trở thành tâm điểm thu hút hàng loạt “ông lớn” bất động sản về đây.
“Nó là một hệ sinh thái tất yếu. Khi chúng ta có cảng biển quốc tế, đầu tư hạ tầng sẽ nhanh hơn. Khi có hạ tầng sẽ thu hút các khu công nghiệp và các khu công nghiệp này sẽ thu hút nhiều lao động và chuyên gia đến sinh sống.
Tiếp theo đó là hạ tầng mềm như các công trình nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, mà phát triển hơn hết là nền công nghiệp logistics và thị trường bất động sản nhà ở”, ông Phạm Việt Anh nói.
Gần đây, một số dự án khu đô thị mới nhanh chóng đón đầu xu hướng phát triển này, như dự án khu đô thị iD Junction đang được Tây Hồ Group triển khai. Nằm ngay giao điểm vàng giữa tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và quốc lộ 51, cách cảng hàng không quốc tế mới Long Thành chỉ 5km, cách cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép 38km, dự án iD Junction được Tây Hồ Group chọn đúng “đất lành” ngay vị trí “tam giác vàng logistics của miền Nam trong tương lai”.
Đại diện Tây Hồ Group cho biết toàn bộ sản phẩm đều là nhà song lập trong khu compound, hoàn toàn không có nhà liên kế, hơn 40% tổng diện tích là cây xanh và mặt nước, phát triển theo xu hướng đô thị giao thoa về vị trí kết nối và bản sắc, lấy thiên nhiên trù phú làm nền tảng.
“Trong thời điểm nền kinh tế cả nước đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thì những sản phẩm bất động sản đón sóng hạ tầng, tốt cho sức khỏe sẽ là tâm điểm đầu tư dẫn dắt thị trường”, đại diện doanh nghiệp này nhận định.
Theo các chuyên gia, ở những thị trường đang có những lợi thế nổi bật về cảng biển quốc tế hay sân bay sẽ dễ dàng tạo được làn sóng đầu tư mới.
Với trung tâm Long Thành, đó là sự kết nối phát triển tất yếu, khi tuyến đường số 1 chạy thẳng về sân bay Long Thành có chiều dài 3,8km kết nối trục chính của sân bay tại đầu phía tây với quốc lộ 51, dự án mở rộng cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang được thực hiện các thủ tục xúc tiến đầu tư.
Các dự án này sẽ đưa vùng giáp ranh TP.HCM trở thành tâm điểm của ngành vận tải cả nước cũng như hình thành những khu đô thị mới.
Xem thêm về chúng tôi: https://haiphonglogistics.com/
Các loại kệ hàng trong kho phổ biến
Các loại phụ phí trong vận chuyển đường hàng không
Xem thêm tại:
Gửi khô mực, tôm khô đi Mỹ dễ dàng, nhanh chóng
Vận chuyển tôm tươi đi Nhật Bản bằng đường hàng không
Nhận vận chuyển mì gói đi Hàn Quốc với giá siêu sốc
Dịch vụ vận chuyển đường biển Hải Phòng-Tokyo, Nhật Bản
Dịch vụ gửi hàng lẻ Hải Phòng- Hàn Quốc