Danh mục một số mặt hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam

Danh mục một số mặt hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam

Contents

Danh mục một số mặt hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam

Các cá nhân, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phải tuân thủ mọi quy định về danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam như sau:

Vũ khí, đạn dược, vật liệu cháy nổ

Danh mục một số mặt hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam
Danh mục một số mặt hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam

Những vũ khí, vật liệu dễ cháy nổ hay đạn dược cũng như trang thiết bị quân sự nguy hiểm được xếp đầu trong danh sách danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Riêng những vật liệu nổ công nghiệp có quy định rõ ràng mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam sử dụng. Những quy định này được thể hiện cụ thể, chi tiết và thuộc diện quản lý của Bộ quốc phòng, được ban hành kèm theo Thông tư số 173/2018/TT-BQP ngày 31/12/2018.

Các loại pháo

Pháo là vũ khí chủ lực có khả năng gây sát thương cao. Việc đưa các loại pháo vào danh sách hàng cấm nhập khẩu nhằm ngăn chặn sự lạm dụng và sử dụng phi pháp, đảm bảo an toàn và ổn định của quốc gia. Theo quy định, các loại pháo, đèn trời hay các thiết bị gây nhiễu với máy đo tốc độ phương tiện giao thông không được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, ngoại trừ pháo hiệu an toàn hàng hải được phép nhập và sử dụng nhưng phải tuân theo hướng dẫn trực tiếp của Bộ Giao thông vận tải.

Hóa chất

  • Hóa chất có tính chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Dưới đây là một số loại hóa chất được quy định thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam cho dân buôn.
  • Hóa chất Bảng 1 theo Công ước: Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP đều không được nhập khẩu ở Bảng 1. Những hóa chất này đều bị cấm tuyệt đối không được nhập vào Việt Nam để sử dụng cho bất kỳ mục đích nào.
  • Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam: Theo quy định của nước ta, tất cả những hóa chất xuất hiện trong Phụ lục III Công ước Rotterdam không được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam dưới mọi hình thức để sử dụng cho bất kỳ mục đích nào.

Hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng

  • Các mặt hàng tiêu dùng, thiết bị y tế và phương tiện đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của Nhà nước, cụ thể:
  • Thông tư số 12/2018/TT-BCT quy định các mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu như hàng điện tử; hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng; hàng trang trí nội thất; hàng gia dụng bằng gốm, sứ, thủy tinh, nhựa, cao su,…
  • Thông tư số 12/2018/TT-BCT quy định các thiết bị y tế đã được qua sử dụng không được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Thông tư số 12/2018/TT-BCT quy định các loại phương tiện đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu như xe đạp, xe moto, xe gắn máy.

Vật tư và phương tiện đã qua sử dụng

Danh mục một số mặt hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam
Danh mục một số mặt hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam

Các loại vật tư, phương tiện đã qua sử dụng thuộc quyền quản lý của Bộ giao thông vận tải bị cấm nhập khẩu tuyệt đối vào thị trường Việt Nam như:

  • Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng và động cơ của ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, các loại xe bốn bánh có gắn động cơ.
  • Khung gầm của ô tô và máy kéo có gắn động cơ (khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng hay khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới).
  • Một số loại ô tô đã thay đổi kết cấu so với thiết kế ban đầu để chuyển đổi công năng.
  • Các loại ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (trừ các loại chuyên dùng), xe chở người có bốn bánh được gắn động cơ đã qua sử dụng quá 5 năm.
  • Xe ô tô cứu thương.

Mẫu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

Mẫu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp là các loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc nguy cấp thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam nhằm duy trì cân bằng tự nhiên và sự phát triển bền vững. Cụ thể:

  • Các mẫu động vật, thực vật hoang dã nằm trong Phụ lục I thuộc Công ước quốc tế về buôn bán các thực vật, động vật hoang dã nguy cấp – CITES với nguồn gốc tự nhiên phục vụ cho những mục đích thương mại.
  • Các mẫu vật hoặc các sản phẩm chế tác của loài động vật quý hiếm như tê giác trắng, voi châu phi, tê giác đen.

Phế liệu, phế thải sử dụng C.F.C

Phế liệu, phế thải hoặc thiết bị làm lành sử dụng C.F.C thuộc hàng cấm nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT và Thông tư số 15/2006/TT-BTNMT.

Sản phẩm, vật liệu chứa Amiang

Amiang có khả năng gây hại đến sức khỏe con người khi tiếp xúc hoặc hít thở vào bụi Amiang. Do đó, các sản phẩm và vật liệu có chứa Amiang thuộc nhóm Amphibole đều bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BXD đã ban hành.

Quy định hình thức xử lý đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm

Việc tự ý nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chịu xử phạt theo quy định của Pháp luật tại Điều 36 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể như sau:

Hình thức xử phạt hành chính

Đối với các hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 50.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 70.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 70.000.000 đồng – 100.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hình thức xử phạt bổ sung

Thực hiện tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Một số biện pháp khắc phục hậu quả

  • Bắt buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây nguy hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng hoặc môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này. Tuy nhiên, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản này.
  • Bắt buộc đưa hàng hóa bị cấm nhập khẩu ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này.
  • Bắt buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp nhận được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điều này.

Xem thêm:

Quy trình nhập khẩu thiết bị y tế nước ngoài về Việt Nam

Dịch vụ chuyển phát nhanh đi Mỹ