Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là gì?

Nếu bạn là người làm việc cho các công ty vận chuyển, hay bạn thương hay gửi các loại hàng hóa sang nước ngoài thì chắc ít nhất 1 lần bạn đã nghe nói đến giấy C/O. Vậy bạn đã biết giấy C/O là gì và dùng cho mục đích gì chưa? Hãy cùng Hải Phòng Logistics tìm hiểu giấy C/O là gì nhé.

Contents

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là gì?

1. Khái niệm về giấy C/O?

Khái niệm về giấy C/O
Khái niệm về giấy C/O

C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.

Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).

Những ưu đãi đặc biệt của giấy chứng nhận xuất xứ C/O

Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là CO hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, giúp giảm lượng lớn số tiền thuế. Vì vậy, khi làm Thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có. (Về Form của CO, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa …).

Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài. Nếu bạn là người xuất khẩu thì vai trò của C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục.

Còn xét về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại & duy trì hệ thống hạn ngạch,.…

2. Có những loại giấy C/O nào?

Có 2 loại C/O chính:

  • C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
  • C/O ưu đãi: là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…

Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development ). Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.

3. Các Form C/O thường gặp:

Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (Loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…). Bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:

  • C/O Form A. Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
  • C/O Form B. Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.
  • C/O Form D. hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.

C/O nhóm các nước ASEAN:

  • C/O Form E. hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
  • C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc). hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.
  • C/O Form AJ (ASEAN – Nhật Bản).
  • C/O Form AI (ASEAN – Ấn Độ).
  • C/O Form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand).
  • C/O Form VJ (Việt Nam – Nhật Bản). Hàng xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản.

4. Xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O cần đến gặp cơ quan thẩm quyền nào?

Nếu làm hàng xuất khẩu, cần xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Bộ Công thương là cơ quan thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); các tổ chức khác thực hiện việc cấp C/O. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:

  • VCCI: cấp giấy chứng xuất xuất xứ hàng hóa CO form A, B…
  • Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công thương cấp CO form D, E, AK,…
  • Các Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp được ủy quyền cấp CO form D, E, AK,…

Trường hợp hàng xuất khẩu không được cấp C/O, theo yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu; đề nghị của doanh nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: Chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất; Chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,…

5. Đăng ký Hồ sơ thương nhân và Hồ sơ đề nghị cấp C/O

Đối với những doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O thì phải có Đăng ký Hồ sơ thương nhân và Hồ sơ đề nghị cấp C/O.

Đăng ký Hồ sơ thương nhân gồm:

– Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

– Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (nếu có).

Hồ sơ đề nghị cấp C/O gồm:

– Đơn đề nghị cấp C/O đã được khai hoàn chỉnh, hợp lệ;

– Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh: 01 bản gốc và 03 bản sao;

– Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “sao y bản chính“), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo qui định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng Người đề nghị cấp C/O có thể nộp sau chứng từ này nhưng không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày cấp C/O;

– Và một số giấy tờ khác nếu cơ quan cấp C/O xét thấy cần thiết như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; vận đơn đường biển; vận đơn đường không và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

Thời hạn: Thời hạn cấp C/O không quá 03 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Lưu ý:

– Trong trường hợp cần thiết, tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật với các C/O đã cấp trước đó.

– Trong những trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp vào thời điểm xuất khẩu do sai sót của cán bộ cấp CFO hoặc vì các trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do xác đáng của Người đề nghị cấp C/O, C/O có thể được cấp sau và có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không vượt quá một (01) năm tính từ ngày giao hàng đến ngày cấp thực tế và phải ghi rõ: “ISSUED RETROACTIVELY” (cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng) lên C/O.

Xem thêm

Gửi quần áo giữ ấm đi Pháp nhanh chóng giá rẻ

Gửi quà tặng đi nước ngoài giá rẻ