Contents
Điền kiện nhập khẩu các mặt hàng từ sữa
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm quy định: “Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên, trong đó có thực phẩm tươi sống.”
Ngoài ra, căn cứ Mục 2 danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo Quyết định 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng “Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa;” thuộc diện phải kiểm dịch theo quy định.
Thủ tục nhập khẩu sữa bột
Chính sách quản lý nhập khẩu: mặt hàng sữa bột không thuộc Danh mục mặt hàng cấm hay hạn chế nhập khẩu, cũng không thuộc Danh mục mặt hàng phải có giấy phép khi nhập khẩu.
Hồ sơ hải quan: Đề nghị căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (thủ tục hải quan truyền thống) hoặc Điều 8 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (thủ tục hải quan điện tử).
Ngoài ra, mặt hàng sữa bột khi làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam thuộc đối tượng hàng hóa phải kiểm dịch động vật trước khi thông quan theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 và thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi thông quan (đăng ký với Bộ Công Thương) theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm.
Sữa uống liền (HS 2202.90.10; 2202.90.20; 2202.90.30; 2202.90.90)
Điều kiện để được đăng ký nhập khẩu sữa
– Pháp nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa uống liền được Ủy ban Quản lý Sữa và các sản phẩm Sữa cấp phép.
– Không thuộc đối tượng pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa uống liền trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
– Không thuộc đối tượng pháp nhân mà nhân sự quản lý hoặc điều hành thuộc pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa uống liền trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
– Không phải đối tượng pháp nhân đang bị treo hoặc vẫn đang bị hủy đăng ký làm nhà nhập khẩu sữa uống liền.
Các tài liệu cần phải nộp khi nhập khẩu sữa
– Chứng nhận đăng ký với tư cách pháp nhân được Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Thương mại Việt Nam cấp có thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày đăng ký.
– Trong trường hợp chứng nhận đăng ký không nêu cụ thể rằng pháp nhân đăng ký hoạt động trong ngành nghề được nêu thì phải đưa ra được bằng chứng hoặc tài liệu cho thấy người nộp đăng ký hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa uống liền.
– Kế hoạch nhập khẩu và sử dụng sữa uống liền, trong đó nêu rõ lượng sữa nguyên liệu cần phục vụ cho hoạt động của mình.
– Bản đồ nơi lưu kho sữa uống liền được nhập khẩu.
Tham khảo thêm:
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu ủy thác 3 bên
Hướng Dẫn CTV làm từ khóa ” Đèn led âm trần cao cấp ”
Thủ tục thông quan tại cửa khẩu
– Hóa đơn bán hàng cho doanh nghiệp hoặc đơn vị ủy nhiệm của Việt Nam
– Vận đơn hay chứng từ vận tải
– Chứng nhận xuất xứ (mẫu D) hoặc Invoice Declaration (mã ưu tiên SC2)
– Chứng nhận chất lượng (Certificate of Assurance)
– Giấy phép nhập khẩu (Tor 2) do Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Việt Nam cấp để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định ATIGA.
– Giấy chứng nhận của FDA (Sor Bor 5).
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ Haiphonglogistics!