Logistics xanh trong chuỗi cung ứng

Contents

LOGISTICS XANH TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Logistics xanh là gì?

Lợi ích nhận được khi ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng 

Phương châm và tiêu chí đánh giá Logistics xanh

Một số phương pháp tiến đến Logistics xanh bền vững 

Hiện nay, việc ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng được xem là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển, hội nhập, giúp các doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. Vậy Logistics xanh là gì? Làm thế nào để áp dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh? Hãy cùng Haiphonglogistics tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

 

1.Khái niệm Logistics xanh là gì ?

Logistics xanh (hay còn gọi Green Logistics) là mô hình Logistics hướng tới mục tiêu tạo ra giá trị bền vững cho các doanh nghiệp, đồng thời cân bằng hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường. Hiểu đơn giản, Logistics xanh trong chuỗi cung ứng sẽ kết hợp các yếu tố thân thiện với môi trường vào quá trình quản lý, và sử dụng thiết bị tối tân để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rác thải,…

Trong đó, Logistics xanh đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, nhằm đa dạng các giải pháp xanh hóa trong chuỗi cung ứng trên mọi phương diện. Chẳng hạn như vận tải xanh, kho bãi xanh, bao bì xanh, quản lý dữ liệu logistics xanh,…

Logistics Xanh
                                                                                                      Logistics Xanh

2. Lợi ích nhận được khi ứng dụng Logistics xanh vào chuỗi cung ứng 

Việc triển khai Logistics xanh được xem là một mắt xích quan trọng trong việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như lộ trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi mô hình này mang đến nhiều lợi ích tích cực như:

a. Giúp giảm thiểu khí thải CO2

Tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng tăng. Trong đó, khí thải CO2 tăng cao. Việc triển khai Logistics  xanh là góp phần cho việc giảmô nhiễm môi trường và giảm tiêu thụ nguyên vật liệu. Thêm vào đó, Logistics xanh còn tăng cường tuân thủ luật môi trường, điều chỉnh lại tài nguyên thiên nhiên để sản xuất các loại hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Nhờ các hoạt động về logistics xanh. Môi trường đã giảm ô nhiễm đáng kể. Đặc biệt giảm thiểu được khí CO2, duy trì được không khí sạch và trong lành một cách có hiệu quả.

b. Tiết kiệm chi phí

Logistics xanh giúp giảm thiểu một lượng chi phí đáng kể. Điển hình là chi phí vận chuyển, lưu trữ và chuyển nhượng sản phẩm từ các doanh nghiệp và công ty đến khách hàng. Bên cạnh đó, Logistics xanh còn làm giảm thiếu chi phí sản xuất và tiết kiệm năng lượng từ môi trường.

c. Tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Logistics xanh đưa hàng hóa đến tay khách hàng trong thời gian ngắn và dùng nhiều cách để bảo quản cẩn thận. Ngoài ra, Logistics xanh đã tối ưu hóa chuỗi cung ứng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hoạt động hiệu quả.

Logistics xanh còn tối ưu hóa các chuỗi cung ứng. Điều này được hiểu bằng việc xây dựng các trung tâm để xử lý các sản phẩm cần thu hồi. Từ người tiêu dùng, các nhà bán lẻ, nhà phân phối để tái chế các sản phẩm cũ và phục hồi được những giá trị cần thiết.

Việc các doanh nghiệp thay đổi chuỗi cung ứng theo hướng Logistics xanh. Ngoài bảo vệ môi trường thì còn  bảo vệ được hình ảnh của mình trước khách hàng.

 Sáng kiến của Logistics xanh được doanh nghiệp đưa vào áp dụng. Việc áp dụng để tìm ra các chuỗi cung ứng an toàn cho môi trường, giảm thiểu được năng lượng tiêu thụ trong quá trình vận chuyển, tái sử dụng, tái chế lại các vật liệu đóng gói bền vững.

 

3. Phương châm và tiêu chí đánh giá Logistics xanh

Để đánh giá chuỗi cung ứng Logistics đã đạt tiêu chuẩn “xanh”, thân thiện với môi trường hay không cần dựa trên mô hình 2E-3R. Bao gồm 2 phương châm và 3 tiêu chí như sau:

– Phương châm 2E:

  • Efficiency – Đạt hiệu quả cắt giảm tài nguyên đầu vào và đảm bảo tiết kiệm năng lượng.
  • Environment-friendly chain – Thân thiện môi trường trong chuỗi cung ứng.

– Tiêu chí 3R

  • Reuse – Tái sử dụng các phế phẩm trong sản xuất và phân phối.
  • Recycle – Tái chế lại nguồn rác thải trong quá trình sản xuất sản phẩm và lưu thông.
  • Reduce – Cắt giảm lượng khí thải độc hại và tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

4. Một số phương pháp tiến đến Logistics xanh bền vững

Dưới đây là các phương pháp ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Quy trình mua hàng: Thay vì sử dụng giấy tờ và tài liệu để in ấn, trao đổi thông tin như trước đây, doanh nghiệp hãy áp dụng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giao thương sẽ giúp giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí kinh doanh hiệu quả.
  • Quy trình sản xuất: Doanh nghiệp có thể giảm sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất bằng một số biện pháp như tái sử dụng nước triệt để, giữ nguyên chất lượng sản xuất, giảm tối đa phát thải khí độc, chất thải,…
  • Quy trình quản lý kho hàng: Đối với một số hoạt động như chuyển sản phẩm vào kho, vận chuyển hàng hóa trong kho, các doanh nghiệp nên giảm thiểu việc sử dụng xe nâng để tiết kiệm nhiên liệu.

Quy trình vận chuyển: Khi phân phối hàng hóa, các công ty có thể chọn phương tiện thân thiện với môi trường như đường thủy, đường hàng không, đường sắt hoặc giảm thiểu việc sử dụng phương tiện giao thông đường bộ. 

Trên đây là một số thông tin về Logistics xanh và các lợi ích của Logistics  xanh mang lại.

Xem thêm >>>

https://haiphonglogistics.com/tim-hieu-ve-ky-hieu-container-y-nghia-trong-van-tai-hang-hoa/

https://haiphonglogistics.com/tim-hieu-cac-phu-phi-trong-van-tai-duong-bien-hien-nay/