Contents
Phân biệt 5 mô hình Logistics phổ biến hiện nay
Bạn chưa hiểu thế nào là mô hình Logistics?
Bạn muốn phân biệt 5 mô hình Logisitcs phổ biến hiện nay?
Bạn muốn hiểu rõ về mô hình Logistics
Mô hình Logistics là gì?
Đây là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động này đóng vai trò kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế-xã hội của các nước phát triển.
Tại Việt Nam, mô hình Logistics là mô hình không mới nhưng đa phần chỉ vận hành theo một mắt xích tổng thể.
Các doanh nghiệp vẫn chưa hoạt động đầy đủ các mảng của Logistics.
Tìm hiểu rõ hơn về mô hình dịch vụ Logistics sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được hiệu quả và liền mạch trong quy trình của mình, cũng như tối ưu về mặt chi phí.
Các mô hình Logistics được chia làm 5 cấp như sau:
Phân biết 5 loại mô hình Logistics hiện nay
1PL ( First Party Logistics – Logistics tự cấp)
Tất cả hoạt động logistics đều do chính doanh nghiệp tự tổ chức và thực hiện từ việc sở hữu hàng hóa, lưu trữ và quản lý kho hàng, xử lý đơn hàng, đóng gói đến việc vận chuyển, giao hàng.
Trong mô hình 1PL, doanh nghiệp phải tự mình đầu tư các trang thiết bị, công cụ như phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị bốc dỡ, sắp xếp,… cũng như đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho nhân sự vận hành.
Thông thường, dịch vụ 1PL được sử dụng bởi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hàng hóa dễ vận chuyển, và khoảng cách vận chuyển ngắn, thường là trong nước.
Hoặc có thể là một doanh nghiệp rất lớn, có khả năng tự điều phối hoạt động Logistics của mình, việc sử dụng thuê ngoài dịch vụ 1PL có thể là một lựa chọn giúp họ tối ưu chi phí của mình.
2PL (Second Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai)
2PL là hình thức thuê dịch vụ đơn lẻ từ một nhà cung cấp dịch vụ (bên thứ 2) mà ở đó, bên thứ 2 này chỉ đảm nhận một trong các loại hình dịch vụ như kho bãi hay vận chuyển, làm thủ tục hải quan,… và không chịu trách nhiệm về các hoạt động khác.
3PL (Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba)
3PL là mô hình bao gồm một chuỗi dịch vụ có tính kết nối với nhau để thay doanh nghiệp quản lý gần như toàn bộ các hoạt động vận hành.
Các dịch vụ bao gồm luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin, thông quan xuất nhập khẩu, giao hàng,…
Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ 3PL sẽ đảm bảo cả về mặt chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng.
4PL (Fourth Party Logistics – Logistics chuỗi phân phối)
4L (Fourth Party Logistics) – Logistics chuỗi phân phối hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo.
4PL là mô hình được phát triển trên nền tảng của mô hình 3PL.
Công ty cung cấp dịch vụ 4PL sẽ quản lý các hoạt động logistics cũng như các hoạt động trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, nhà cung cấp 4PL sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quản lý chiến lược chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp.
5PL (5th Party Logistics – Logistics bên thứ năm)
5PL là một mô hình dịch vụ khá mới hiện nay.
Nó kiểm soát tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung ứng với việc sử dụng công nghệ thông tin và kết hợp các phương pháp đã được chứng minh của 3PL và 4PL.
Nhà điều hành 5PL là nhà cung cấp dịch vụ logistics có kế hoạch tổ chức và thực hiện các giải pháp logistics thay mặt cho các tổ chức thương mại khác. Ngoài ra, nó thương lượng giá với các nhà cung cấp dịch vụ khác, như xe tải, hãng hàng không, v.v.
5PL là dịch vụ logistics phổ biến và phát triển nhất hiện nay dành cho Thương mại điện tử.
Cùng với việc tích hợp và quản lý chuỗi cung ứng, các tổ chức 5PL cung cấp một số dịch vụ có lợi khác, chẳng hạn như tiện ích cuộc gọi hoặc thanh toán trực tuyến cho khách hàng.
Xem thêm:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là gì?
Phương thức vận tải đường biển và những điều cần biết
So sánh vận đơn hàng không và vận đơn đường biển