Quy trình vận chuyển container bằng đường biển

Quy trình vận chuyển container bằng đường biển

Contents

Quy trình vận chuyển container bằng đường biển

Bạn đang muốn tìm hiểu về quy trình vận chuyển container bằng đường biển?

Bạn chưa biết quy trình vận chuyển bằng đường biển như nào?

Vận chuyển container bằng đường biển là gì?

Việc vận chuyển container luôn gắn liền với hình thức tàu chợ, hay tàu định tuyến.

Có thể nói, vận tải hàng hóa bằng đường biển quốc tế luôn gắn liền với container.

Vận chuyển hàng hóa bằng container đường biển có ưu điểm là linh hoạt về lượng hàng.

Cho phép chuyên chở tất cả các loại hàng hóa với số lượng và kích thước đa dạng.

Năng lực chuyên chở của vận tải container bằng đường biển rất lớn, mỗi khoang container cho phép vận chuyển một khối lượng hàng hóa khổng lồ.

Các tuyến đường vận tải container bằng đường biển đa số là tự nhiên, không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác nên độ an toàn khá cao.

Cước phí vận chuyển bằng container đường biển luôn thấp hơn so với các loại phương tiện vận tải khác, phù hợp với vận chuyển hàng với số lượng lớn.

Quy trình vận chuyển container bằng đường biển
Quy trình vận chuyển container bằng đường biển

Những loại hàng không nên vận chuyển bằng container

  • Những lô hàng có giá trị lớn, cần vận chuyển nhanh, chẳng hạn như: đồ trang sức, hoa tươi…Những trường hợp này thì nên chuyển bằng đường hàng không với chi phí cao nhưng nhanh và an toàn.
  • Những lô hàng có khối lượng lớn (khoảng vài chục nghìn tấn trở lên): gạo, quặng, vôi, phân bón…Loại này thích hợp với chuyển bằng tàu hàng rời, kích cỡ lớn nhỏ phù hợp với lô hàng.
  • Những loại hàng cần vận chuyển bằng tàu chuyên dụng: dầu thô, khí hóa lỏng, ô tô … Tất nhiên với khối lượng ít, chúng vẫn có thể được vận chuyển container chuyên dùng.

Quy trình vận chuyển container bằng đường biển

Bước 1: Xin giấy phép đăng kí kinh doanh, mã số thuế, hạn ngạch xuất khẩu

Bước 2: Yêu cầu bên mua mở L/C

  • Bên bán phải điện thúc giục bên mua mở L/C
  • Sau khi nhận được L/C từ ngân hàng, người bán phải kiểm tra kĩ lưỡng L/C bằng cách đối chiếu với hợp đồng đã kí.
  • Nếu có sai sót thì phải yêu cầu người mua báo ngân hàng tu chỉnh L/C ngay.

Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu

  • Hàng hoá phải được phân loại, chọn lọc, đóng gói theo quy định hợp đồng.
  • Nguồn hàng xuất khẩu bao gồm:từ sx để xuất khẩu; thu mua, đặt hàng để xuất khẩu

Bước 4: Đăng kí giám định

  • Hàng hoá sẽ do bộ phận KCS ktra tại xí nghiệp, nhà máy.
  • Nếu hợp đồng yêu cầu các công ty giám định tham gia thì phải gửi mẫu để giám định bằng phương pháp phân tích.
  • Chi phí giám định bên bán phải chịu.

Bước 5: Thuê phương tiện vân tải: thuê tàu

  • Tàu chợ: người bán liên hệ với hãng tàu để làm thủ tục lưu khoang(đặt chỗ trước)
  • Tàu chuyến: người bán phải kí hợp đồng thuê tàu với chủ tàu để thoả thuận về tuyến đường vận chuyển và phí vận chuyển

Bước 6: Làm thủ tục hải quan

Người bán phải thực hiện đầy đủ các bước sau:

  • Khai báo và nộp tờ khai hải quan
  • Đưa hàng đến địa điểm quy định để ktra

Giao hàng:

  • Hàng FCL: đóng hàng tại kho riêng và giao tại bãi tập kết quy định
  • Hàng LCL: đưa hàng đến trạm đóng hàng lẻ cho đại lý giao hàng nhận và đóng thành hàng nguyên (cont).

Loại container thường sử dụng trong vận chuyển đường biển

Tại Việt Nam có 7 loại container trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giúp ích con người về việc đóng gói, bảo quản hàng hóa tối ưu.

  • Container bách hóa là loại phổ biến nhất hiện nay, thường chở hàng hóa khô.
  • Container hàng rời có cách đóng gói hàng hóa khá đặc biệt. Hàng sẽ rớt từ trên xuống, thông qua miệng xếp hàng.
  • Container chuyên dụng thường dùng để chuyên chở hàng hóa đặc thù, bao gồm container chở ô tô và súc vật.
  • Container bảo ôn chuyên chở hàng cần bảo quản trong nhiệt độ (nóng hoặc lạnh).
  • Container hở mái không có vách trên, đóng và rút hàng thông qua phần mái và phủ lớp vải dầu lên bên trên khi xếp xong hàng hóa.
  • Container mặt bằng không mái và vách ngăn, có mặt phẳng dùng vận chuyển hàng trọng lượng lớn như máy móc, sắt thép.
  • Container bồn dạng khung, gắn bồn chứa, phần trên mái có miệng bồn đưa hàng hóa là thể lỏng
Quy trình vận chuyển container bằng đường biển
Quy trình vận chuyển container bằng đường biển

Loại hàng có thể vận chuyển đường biển bằng container

  • Hàng có khối lượng lớn hoặc đối với hàng xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực như gạo tiêu, điều,…
  • Sử dụng container để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vô cùng tiện lợi nhưng không phải mặt hàng nào cũng phù hợp như hàng có giá trị  vì cần vận chuyển nhanh nên không thể chọn hình thức này.

Xem thêm:

Vận chuyển đường biển có những loại Phí và Phụ Phí nào?

Phương thức vận tải đường biển và những điều cần biết

TEU là gì trong vận tải container đường biển