Contents
Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô
Việc nhu cầu sử dụng ô tô tăng cũng đồng nghĩa với việc nhập khẩu các phương tiện trên cũng tăng nhanh. Phụ tùng thay thế cho các phương tiện là một trong những mặt hàng cần thiết. Do đó rất nhiều công ty nhập khẩu mặt hàng này để kinh doanh, mua bán. Vậy thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô thế nào? Thuế nhập khẩu bao nhiêu?. Hãy cùng thutucxuatnhapkhau.com đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Chính sách mặt hàng
Phụ tùng ô tô thuộc hàng hóa quản lý của Bộ Giao thông vận tải, trong đó có một số phụ tùng không có chính sách gì đặc biệt, và một số hàng hóa có chính sách quản lý chất lượng.
Căn cứ Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ thì việc nhập khẩu phụ tùng ô tô không yêu cầu phải có giấy phép hay điều kiện nhập khẩu, vì vậy công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
Căn cứ vào Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT Quy định danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải
Theo đó, liệt kê một số phụ tùng ô tô trong Phụ lục II, theo đó những sản phẩm này: “Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Thời điểm kiểm tra, chứng nhận được thực hiện sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường”.
Với những sản phẩm này, doanh nghiệp khi làm thủ tục thông quan phải nộp cho cơ quan hải quan Bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra chất lượng (hướng dẫn tại công văn số 6489/TCHQ-GSQL ngày 05/11/2018 của Tổng cục Hải quan)
Mã HS Code của phụ tùng ô tô
Phụ tùng ô tô bao gồm rất nhiều chủng loại, làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, do đó HS của phụ tùng ô tô rất đa dạng.
Để xác định mã HS code phụ tùng ô tô, cần tuân theo loại xe sử dụng hoặc những mã định danh dùng cho nhiều loại xe khác nhau.
Linh kiện hoặc phụ tùng theo nguyên tắc nếu có mã định danh thì áp theo mã định danh, nếu không có thì áp theo mã bộ phận.
Các sản phẩm bằng nhựa: 3926.30
Các sản phẩm bằng cao su: lốp, săm, ống dẫn, gioăng, ….. : 4011, 4012, 4013, 4016
Bộ phận của động cơ ô tô: thân động cơ, xi lanh, quy lát, chế hòa khí: 8409
Linh kiện bơm, quạt gió, máy nén khí: 8413,8414
Các linh kiện liên quan đến điện: 8511, 8544
Trục khủy, ổ bi, bánh răng: 8483
Đèn: 8512
Khung gầm có gắn động cơ: 8706
Các bộ phận khác: 8708
Phụ tùng ô tô có HS thuộc chương 98, nhóm 98.21 – Bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của ô tô để sản xuất, lắp ráp ô tô.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo Thông tư 19/2006/TT-BTC hướng dẫn phân loại linh kiện, phụ tùng ô tô mặc dù nó hơi cũ, nhưng rất hữu ích đó.
Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu của phụ tùng tùy theo mã Hs Code mà có thuế suất khác nhau.
Trường hợp phụ tùng ô tô được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Thuế VAT của phụ tùng ô tô là 10%.
Thủ tục hải quan
Theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính liên quan bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan.
Hồ sơ hải quan gồm những chứng từ:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Hoá đơn thương mại ( Commercial Invoice)
- Chứng nhận xuất xứ ( CO) ( nếu có) để hưởng thuế ưu đãi đặc biệt
- Vận đơn ( Bill of lading)
- Giấy chứng nhận hợp quy ( phụ lục II, Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT )
Xem thêm về chúng tôi: https://haiphonglogistics.com/
Danh sách các hãng tàu tại Việt Nam
Các loại kệ hàng trong kho phổ biến
Thủ tục hải quan hàng xuất khẩu nông sản
Các loại phụ phí trong vận chuyển đường hàng không
Xem thêm tại:
Gửi khô mực, tôm khô đi Mỹ dễ dàng, nhanh chóng
Vận chuyển tôm tươi đi Nhật Bản bằng đường hàng không
Nhận vận chuyển mì gói đi Hàn Quốc với giá siêu sốc
Dịch vụ vận chuyển đường biển Hải Phòng-Tokyo, Nhật Bản
Dịch vụ gửi hàng lẻ Hải Phòng- Hàn Quốc