Tìm hiểu về Invoice

Tìm hiểu về Invoice

Bạn có invoice là gì không?

Nó có vai trò như thế nào trong bộ chứng từ?

Có mấy loại invoice?

Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

tìm hiểu về Invoice

Contents

Invoice là gì?

Được hiểu là một chứng từ do người bán phát hành dùng để đòi tiền của người mua.

Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng có 2 loại invoice trong xuất nhập khẩu là hóa đơn đòi tiền (CI) và hóa đơn thông báo số tiền phải trả.(PI) không có chức năng thanh toán.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hóa đơn bán hàng do chính người bán tự lập theo form riêng của mình, không theo form của Chi cục Thuế hay cơ quan nhà nước khác với hoạt động mua bán bán hàng trong nước.

Nội dung của Invoice bao gồm những thông tin gì?

Các thông tin trên Invoice

Trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu, Invoice do bên xuất khẩu tự lập theo form riêng, không cần theo quy chuẩn mẫu nào. Tuy nhiên, trên Invoice vẫn cần thể hiện được các thông tin chung sau:

  • Số, ngày lập Invoice
  • Buyer, Seller: tên, địa chỉ đăng ký kinh doanh
  • Điều kiện giao hàng, term mua bán là gì
  • Cảng xếp/dỡ hàng
  • Điều kiện thanh toán
  • Thông tin hàng hóa: mô tả, đơn giá, số lượng, tổng tiền
  • Các thông tin khác về số tài khoản thông tin ngân hàng thụ hưởng (nếu có)

Mục đích của Invoice

Invoice – hóa đơn thương mại chính là chứng từ thanh toán, là người bán đòi tiền người mua

Có thể hiểu đơn giản là bên bán bán hàng cho bên mua bên mua có nhiệm vụ phải trả số tiền này.

Bởi vậy trên Invoice phải thể hiện:

+ Số tiền cần thanh toán

+ Các điều kiện kèm: về hàng hóa, số lượng, điều kiện thanh toán

Các loại Invoice

Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice)

Là loại chứng từ có hình thức như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán như hóa đơn thương mại

Mục đích:

  • Làm chứng từ để khai hải quan, làm thủ tục nhập khẩu
  • Chứng từ để ghi giấy phép ngoại tệ (nếu có), xin giấy phép xuất khẩu
  • Làm chứng từ kê khai hàng hóa nhập vào một nước để trưng bày triển lãm, hội chợ
  • Chứng từ gửi kèm với hàng hóa bán theo phương thức đại lý, gửi bán ở nước ngoài
  • Thay cho một đơn chào hàng

Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice)

Là hóa đơn dùng để thanh toán bước đầu giữa người bán và người mua trong khi chờ đợi thanh toán cuối cùng.

Hóa đơn tạm thời được lập khi người bán chưa rõ một hoặc một số chi tiết chính thức cho việc thanh toán cuối cùng như: giá cả, số lượng, khối lượng, phẩm chất hàng hóa

Hóa đơn tạm thời áp dụng vào các trường hợp sau:

  • Hợp đồng quy định thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào trọng lượng hoặc khối lượng xác định tại cảng đến, nhưng người bán sau khi hoàn thành giao hàng muốn tạm thời thu tiền ngay
  • Lô hàng giao làm nhiều lần, hóa đơn tạm thời sẽ được sử dụng thanh toán từng lần và thanh toán chính thức sẽ được thực hiện khi hoàn thành giao hàng lần cuối
  • Tỷ lệ tăng hoặc giảm giá sẽ được xác định ở nơi hàng đến, căn cứ vào sự biến đổi của phẩm chất hàng hóa hay khối lượng hàng hóa phát sinh trong quá trình chuyển chờ
  • Khi giá cả hàng hóa sẽ được xác định tại một thời điểm sau khi hoàn thành giao hàng
  • Khi giá cả hợp đồng là giá tạm tính, còn giá chính thức sẽ được quyết định bởi giá thị trường, giá sở giao dịch vào thời điểm giao hàng tại địa điểm cuối cùng

Commercial Invoice

Khi hai bên mua- bán đã đồng ý chắc chắn về giá cả của sản phẩm, và tiến hành ký hợp đồng ngoại thương và người bán giao hàng cho người mua và phải làm thủ tục thanh toán thông qua hóa đơn commercial invoice – hóa đơn thương mại có giá trị pháp lý và giá trị thanh toán giữa hai bên người mua- bán.

Hóa đơn này thực sự có vị trí quan trọng và khó có thể thay đổi được bởi đây là hóa đơn được bên Hải quan, cơ quan Thuế sử dụng để xác định giá trị hóa đơn, tiến hành nộp thuế và khai quan điện tử. các loại invoice

Hóa đơn chính thức (Final Invoice)

Là hóa đơn xác định tổng giá trị cuối cùng của lô hàng và là cơ sở thanh toán dứt khoát tiền hàng.

Các lưu ý khi làm Invoice:

Để nhanh chóng, khi làm Invoice, chúng ta cần lưu ý những thông tin dưới đây:

  • Về hàng hóa: phải mô tả một cách rõ ràng, chi tiết, đơn giá trên hóa đơn là căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu
  • Phân loại các mặt hàng một cách cụ thể, khoa học.
  • Hóa đơn phải ghi đủ điều kiện giao hàng: FOB (kèm tên cảng xuất ), CIF (kèm tên cảng nhập) , các chi phí sau đó, số tiền chiết khấu (nếu có)
  • Hóa đơn phải ghi đầy đủ, rõ ràng một số thông tin yêu cầu riêng giữa hai bên xuất và nhập hàng.

Xem thêm: https://haiphonglogistics.com/

Phí AMS là gì?

Phí LSS là gì?

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường hàng không

Phương thức thanh toán L/C

Xem thêm tại:

Gửi khô mực, tôm khô đi Mỹ dễ dàng, nhanh chóng

Vận chuyển tôm tươi đi Nhật Bản bằng đường hàng không

Nhận vận chuyển mì gói đi Hàn Quốc với giá siêu sốc

Dịch vụ vận chuyển đường biển Hải Phòng-Tokyo, Nhật Bản

Dịch vụ gửi hàng lẻ Hải Phòng- Hàn Quốc

Gửi hàng đi Coimbatore Ấn Độ