Chứng từ xuất nhập khẩu
Trong quá trình xuất nhập khẩu, có rất nhiều chứng từ được sử dụng trong quy trình xuất nhập khẩu. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Contents
Hóa đơn thương mại (Invoice)
Do người bán phát hành
Ghi rõ mặt hàng bán với giá bán
Là cơ sở để khai báo hải quan và áp dụng các khoản thuế tiếp theo.
Các thông tin trên Invoice:
- Thông tin người bán, người mua
- Ngày giao dịch
- Loại hàng hóa
- Giá bán
- Điều kiện bán hàng
- Các điều khoản liên quan khác
Xác nhận đặt chỗ trên các phương tiện vận tải (Booking Confirmation)
Là chứng từ do bên giao nhận (Freight Forwarder) xác nhận tất cả những chi tiết về việc đặt chỗ, trừ chi phí vận chuyển thực tế
Được sử dụng như một chứng nhận xác nhận việc đặt chỗ
Được chia sẽ giữa người gửi hàng, người nhận hàng và các bên có liên quan khác để dễ dàng tham khảo chi tiết đặt hàng
Các thông tin trên Booking Confirmation;
- Chi tiết về người giao nhận, người gửi hàng, người nhận hàng, dịch vụ vận tải
- Các dịch vụ bổ sung
- Thời gian và chi tiết hàng hóa
- Các chi tiết về các bước tiếp theo
- Địa chỉ của các kho giao nhận liên quan đến chuyến hàng
Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
Là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa
Các nội dung cơ bản trong Sales Contract:
Commodity: mô tả hàng hóa
- Quality: phẩm chất hàng
- Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng
- Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại (vd: FOB cảng xếp)
- Shipment: thời hạn, địa điểm giao hàng
- Payment: phương thức, thời hạn thanh toán
Ngoài ra, còn có các điều khoản quan trọng khác:
- Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng hóa
- Warranty: bảo hành hàng hóa (nếu có)
- Force Maejure: bất khả kháng
- Claime: khiếu nại
- Arbitration: trọng tài
- Other conditions: các quy định khác
Nội dung cụ thể sẽ có thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên.
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa
Giúp bạn hiểu được lô hàng được đóng gói như thế nào
Giúp bạn tính toán được :
- Cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, chẳng hạn 1 container 40’ loại cao
- Có thể xếp dỡ hàng bằng công nhân, hay phải dùng thiết bị chuyên dùng như xe nâng, cẩu…
- Phải bố trí phương tiện vận tải như thế nào, chẳng hạn dùng xe loại mấy tấn, kích thước thùng bao nhiêu mới phù hợp
- Sẽ phải tìm mặt hàng cụ thể nào đó ở đâu (pallet nào) khi hàng phải kiểm hóa, trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Các thông tin trên Packing List:
- Số & ngày lập hóa đơn (thường người ta không hay dùng số Packing List)
- Tên, địa chỉ người bán & người mua
- Cảng xếp, dỡ
- Tên tàu, số chuyến…
- Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, trọng lượng, số kiện, thể tích
Vận đơn (Bill of Landing)
Là tờ phiếu ghi nhận thông tin về vận chuyển hàng hóa
Lưu ý: Bill of Lading đúng ra là vận đơn trong vận tải biển, không phải là từ vận đơn nói chung, áp dụng cho các phương thức khác như hàng không, đường bộ
Trên vận đơn, tùy loại đường biển, đường hàng không, đường bộ,.. có sự khác nhau, nhưng sẽ có nội dung chính sau:
- Tên người gửi hàng
- Tên người nhận hàng
- Thông tin phương tiện vận chuyển: tên tàu, số chuyến, biển số xe…
- Thông tin về hàng hóa
- Thông tin cước vận chuyển, và các phụ phí liên quan
- Ngày, địa điểm phát hành vận đơn, v.v…
Xem thêm: https://haiphonglogistics.com/
Các kí hiệu cơ bản trên container
Logistics là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
Tham khảo thêm dịch vụ
Chuyển phát nhanh quà tết đi Mỹ giá rẻ
Chuyển phát nhanh quà tết đi Nhật Bản giá rẻ
Chuyển phát nhanh quà tết đi Hàn Quốc giá rẻ
Chuyển phát nhanh quà tết đi Đức giá rẻ