MSDS là gì?

MSDS là gì?

Bạn có biết MSDS là gì không?

Mục đích và vai trò MSDS?

Các nội dung trong MSDS?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Phiếu an toàn hóa chất MSDS

Contents

MSDS là gì?

MSDS là viết tắt của Material Safety Data Sheet- Bảng chỉ dẫn An toàn hóa chất

Còn được gọi với cái tên bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu

Là tài liệu quan trọng chứa các dữ liệu liên quan đến thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó

Hóa chất này có thể là dạng tinh khiết hoặc là thành phần của một sản phẩm cụ thể

Mỗi quốc gia có đơn vị quản lý MSDS khác nhau như:

  • Canada thì cơ quan quản lý MSDS là WHMIS
  • Hoa kỳ là OSHA
  • Việt Nam là Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất VCERC

Mục đích của MSDS?

Có tác dụng cảnh báo nguy hiểm bằng các nhãn ghi chú

Giúp người lao động hiểu biết về sự nguy hại của sản phẩm, cũng như cách sơ cứu trong trường hợp cấp thiết.

Vai trò của MSDS?

  • Bảo vệ sức khỏe của người tiếp xúc trực tiếp sản phẩm, vật liệu hoặc hóa chất.
  • Đưa ra giải pháp và phương thức vận chuyển an toàn và đảm bảo chất lượng khi vận chuyển
  • Đưa ra giải pháp và cảnh báo khi lưu trữ an toàn, đảm bảo chất lượng
  • Sử dụng an toàn
  • Đánh giá khả năng ảnh hưởng, phơi nhiễm khi tiếp xúc
  • Xử lý hiện trường khi gặp sự cố
  • Cấp cứu nạn nhân trong trường hợp khẩn cấp
  • Tránh ôi nhiễm môi trường

MSDS và vận chuyển hàng hóa

MSDS được hãng tàu yêu cầu cho tất cả các mặt hàng có thể gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển

Các mặt hàng yếu cầu MSDS như : hóa chất, than, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, dung môi, sơn, sản phẩm làm sạch,…

Vì những thành phần của chúng có thể gây cháy nổ, tan chảy, ăn mòn, bốc mùi, vv…
MSDS cũng có tác dụng như là thực hiện đầy đủ quy trình an toàn về hàng hóa và phương tiện vận chuyển:

  • Đóng gói hàng hóa
  • Xử lý độ ẩm, nhiệt độ
  • Tránh rung lắc mạnh
  • Tránh môi trường từ tính
  • Sắp xếp vị trí hàng hóa trên phương tiện vận chuyển
  • Xử lý hàng khi có sự cố đổ, tràn, bay hơi….

Cùng một loại hàng hóa, mà tùy hãng tàu thì có thể yêu cầu cung cấp MSDS

MSDS yêu cầu sự chính xác cao về thông tin sản phẩm:

  • Tên gọi
  • Các thành phần
  • Nhiệt độ sôi
  • Nhiệt độ cháy nổ
  • Hình thức vận chuyển cho phép

Nếu các khai báo trên là sai, trong trường hợp xảy ra sự cố, người khai báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm

Trong vận tải hàng không, các sản phẩm phẩm như thực phẩm chức năng, thực phẩm dạng bột dù không phải hàng hóa nguy hiểm, nhưng an ninh hàng không tại sân bay vẫn yêu cầu có MSDS

Nội dung của một MSDS

Ngoài những thông tin như tên sản phẩm, thành phần, tên gọi, công ty sản xuất. Thì trên 1 MSDS phải có 9 mục sau

  • Preparation Information (Thông tin về MSDS)

Địa chỉ tên và số điện thoại của người đã lập bảng MSDS.
Ngày lập MSDS, số điện thoại, email, fax…

  • Product Information (Thông tin sản phẩm)

Cung cấp tên sản phẩm, tên hóa học, hóa chất và công thức (có thể bao gồm cả trọng lượng phân tử)
Liệt kê các thông tin nhận dạng sản phẩm, địa chỉ và số điện thoại khẩn cấp

  • Hazardous Ingredients (Thành phần độc hại)

Tên hóa học và nồng độ liên quan đến chất độc.
LD 50 và LC50 chỉ ra khả năng gây độc ngắn hạn của sản phẩm
Số CAS cung cấp thêm thông tin chi tiết khi sản phẩm có nhiều tên gọi.

  • Physical Data (Tính chất vật lý của sản phẩm)

Tính chất đặc trưng sản phẩm, cách sử dụng, lưu trữ, xử lý sau khi sử dụng, và nó sẽ phản ứng thế nào với những sản phẩm khác thể hiện qua những thông tin sau:

Trạng thái của sản phẩm: rắn, lỏng hay khí
Mùi, vị (nếu có) và hình thức của sản phẩm
Trọng lượng riêng, mật độ hơi, tốc độ bay hơi, điểm sôi và điểm đóng băng
Áp suất hơi, nồng độ, ngưỡng mùi, nồng độ trong không khí thấp nhất củamột hóa chất có thể cảm nhận được bằng mùi
Độ pH phản ánh tính chất ăn mòn hoặc gây kích ứng của sản phẩm.

  • Fire and Explosion Hazard (nguy cơ cháy nổ)

Nhiệt độ và điều kiện có thể khiến hóa chất bắt lửa hoặc phát nổ
UEL (Upper explosion limit – Giới trên gây nổ) hoặc UFL (Upper flammable limit – Giới trên gây cháy) là nồng độ cao nhất của một chất trong không khí sẽ tạo ra cháy hoặc nổ khi có nguồn lửa (nhiệt, tia lửa hoặc ngọn lửa)

LEL (Lower explosion limit – Giới hạn thấp gây nổ) hoặc LFL (Lower flammable limit -giới hạn thấp gây cháy) là nồng độ thấp nhất của một chất trong không khí sẽ tạo ra cháy hoặc nổ. Khi một chất có nồng độ từ LEL đến UEL sẽ gây cháy nổ.

Trong phần này cũng ghi chú các thiết bị dập tắt cháy nổ như bình chữa cháy. Thiết bị bảo vệ con người, các thông tin về phản ứng cháy nổ đã được thí nghiệm.

  • Reactivity Data (Các dữ liệu về phản ứng)

Ghi rõ những thông tin về sản phẩm, hóa chất có thể gây phản ứng hóa học trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, và hóa chất khác.

Trong trường hợp lưu trữ sản phẩm cần có những điều kiện gì để sản phẩm ổn định, xử lý thế nào để đảm bảo không gây ra các phản ứng gây nguy hại

  • Toxicology Properties (Các thuộc tính gây độc)

Tác hại của việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất
Sản phẩm có khả năng xâm nhập vào cơ thể như thế nào và có ảnh hưởng gì đến các cơ quan trong cơ thể. Ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn (cấp tính) và dài hạn (mãn tính) khi tiếp xúc với sản phẩm

Các giới hạn phơi nhiễm – nồng độ chất độc tối đa trong không khí mà người lao động có thể tiếp xúc nhiều lần mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Giới hạn phơi nhiễm được thể hiện theo ba cách:

TWA (Time Weighted Average – Thời gian trung bình) là mức trung bình tối đa mà người lao động có thể được tiếp xúc trong một ngày làm việc (8 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần)

STEL (Short-term exposure limit – Giới hạn phơi nhiễm ngắn hạn) là nồng độ tối đa mà người lao động có thể tiếp xúc một cách an toàn trong khoảng thời gian tối đa 15 phút.

C (Ceiling – trần) mô tả nồng độ có thể không vượt quá mức an toàn bất cứ lúc nào.

Nếu vượt quá 3 giới hạn trên, người lao động phải sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân chuyên dụng.

  • Preventative Measures (Biện pháp phòng ngừa)

Hướng dẫn sử dụng, xử lý và bảo quản an toàn sản phẩm
Các thiết bị bảo vệ cá nhân hoặc thiết bị an toàn cần thiết
Các hướng dẫn làm sạch hóa chất nếu có sự cố tràn
Thông tin về các quy định và yêu cầu xử lý chất thải sau khi sử dụng.

  • First Aid Measures (Biện pháp sơ cứu)

Các biện pháp sơ cứu liên quan đến tác động cấp tính khi tiếp xúc với hóa chất
Các bước sơ cứu theo đúng trình tự, cụ thể các bước
Thông tin nhằm hỗ trợ việc lập kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp

Xem thêm: https://haiphonglogistics.com/

Chứng từ xuất nhập khẩu (P1)

Các kí hiệu cơ bản trên container

Phân biệt vận đơn đường biển

Logistics là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

Tham khảo thêm dịch vụ

Chuyển phát nhanh quà tết đi Mỹ giá rẻ

Chuyển phát nhanh quà tết đi Nhật Bản giá rẻ

Chuyển phát nhanh quà tết đi Hàn Quốc giá rẻ

Chuyển phát nhanh quà tết đi Đức giá rẻ