Phân biệt Carrier, Forwarder, Coloader và Airline

Dịch vụ gửi hàng từ Philippines về Việt Nam

Contents

Phân biệt Carrier, Forwarder, Coloader và Airline

Carrier, Forwarder, Coloader và Airline – bạn đã phân biệt được rõ ràng các đối tượng này trong ngành Xuất nhập khẩu – Logistics?

Hãy cùng xem ở bài viết này nhé!

Phân biệt Carrier, Forwarder, Coloader và Airline

Carrier là gì?

Carrier: Người vận chuyển (Trực tiếp sở hữu phương tiện vận chuyển). Carrier thường dùng chủ yếu cho vận tải đường hàng không (Airline) hay đường biển (Shipping line). Không biết tại sao các doanh nghiệp cũng sở hữu phương tiện vận chuyển đường bộ như xe tải, xe container,… thì không gọi là Carrier nữa. Có thể là do thói quen mà họ được gọi là Nhà xe.

Forwarder

Forwarder là tên gọi được biến thể từ Freight forwarder.

Trước kia các công ty này thường đứng ở giữa làm trung gian (3PL) để giúp các doanh nghiệp kinh doanh XK/NK tìm kiếm, liên hệ và làm việc trực tiếp với Carrier trong quá trình giao nhận vận tải quốc tế.

Sau này Freight Forwarder không dừng lại chỉ cung cấp dịch vụ đó mà dần thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ dịch vụ giao nhận vận tải nội địa, thủ tục hải quan, order hàng hóa, bốc xếp nâng hạ,…

Lúc này họ được gọi là ngắn gọn là FORWARDER. Họ có thể thuê Outsource từ các đối tác của họ hoặc trực tiếp đầu tư 1 hoặc nhiều phần dịch vụ khác.

Coloader

Co-loader là Người đóng ghép hàng lẻ LCL với Người gom hàng lẻ (Consolidator), hoặc book hàng FCL với các NVOCC (Người kinh doanh VT không tàu, người gom hàng nguyên cont) có giá cước tốt theo hợp đồng với các hãng tàu. Do vậy, bản thân Coloader có thể đóng từng vai trò riêng lẻ (người bán lại cước hàng lẻ, người gom hàng lẻ, người gom hàng nguyên cont) hoặc nhiều vai trò kết hợp lại với nhau, tùy theo tình huống và vị trí cụ thể của họ.

Airline

Airline(s) là Người vận chuyển hàng không (Air Carrier, hãng hàng không, hãng máy bay) kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện, bưu phẩm bằng đường hàng không, chịu trách nhiệm về mất, hỏng hoặc chậm giao hàng đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển bằng máy bay: “từ sân bay đến sân bay”. Hãng hàng không trực tiếp (Direct/ Master Air Carrier) là người thực hiện việc vận chuyển hàng hóa.

Xem thêm về chúng tôi: https://haiphonglogistics.com/

Danh sách các hãng tàu tại Việt Nam

Các loại kệ hàng trong kho phổ biến

Phí AMS là gì?

Phí LSS là gì?

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường hàng không

Phương thức thanh toán L/C

Xem thêm tại:

Gửi khô mực, tôm khô đi Mỹ dễ dàng, nhanh chóng

Vận chuyển tôm tươi đi Nhật Bản bằng đường hàng không

Nhận vận chuyển mì gói đi Hàn Quốc với giá siêu sốc

Dịch vụ vận chuyển đường biển Hải Phòng-Tokyo, Nhật Bản

Dịch vụ gửi hàng lẻ Hải Phòng- Hàn Quốc

Gửi hàng đi Coimbatore Ấn Độ