Phân biệt lô hàng đi Direct và VIA

Contents

Phân biệt lô hàng đi Direct và VIA

Phân biệt lô hàng đi Direct và VIA

Lô hàng đi thẳng ( Direct )

Lô hàng của bạn được Carrier vận chuyển từ cảng xuất phát đến cảng đích trên một phương tiện vận chuyển duy nhất
Lô hàng đi thẳng không nhất thiết phương tiện chở nó phải đi một mạch từ cảng xuất phát đến cảng đích, Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà phương tiện đó có thể dừng ở nhiều chặng (thời tiết xấu, chặng di chuyển quá dài, tiếp nhiên liệu,…). Điều tiên quyết xác định một lô hàng đi thẳng là lô hàng được xếp lên tàu nào thì khi đến cảng đích, hàng sẽ được dỡ từ chính con tàu đó

Lô hàng đi chuyển tải ( VIA )

Lô hàng của bạn được vận chuyển bằng nhiều hơn một phương tiện.

Nguyên nhân là do phương tiện vận chuyển không thuận tiện cho việc chuyển thẳng hàng hoá đến điểm đích (cảng đích quá bé, cảng khởi hành quá bé…) hoặc lượng hàng thực tế không đủ để đi thẳng đến cảng đích…

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau kể trên, phương tiện vận chuyển dừng tại một điểm thuận tiện (cảng, nhà ga, …) và chuyển lô hàng một hoặc nhiều lần sang phương tiện khác cùng loại rồi từ đó mới tiếp tục tới cảng đích,

Mục đích của việc chuyển tải hàng hóa là nhằm tối đa hoá lợi nhuận của các carriers

Ưu điểm và nhược điểm của Direct và VIA

TIÊU CHÍ ĐI THẲNG (DIRECT) CHUYỂN TẢI (VIA)
THỜI GIAN Thời gian vận chuyển ngắn Thời gian vận chuyển dài vì phải chuyển tải
CHI PHÍ VỚI POL

POL (Port of Loading) – Cảng xếp hàng

POL là nơi hãng tàu nhận hàng để xuất. Và tùy vào việc thanh toán bằng LC hay TT mà yêu cầu hãng tàu để thể hiện cho phù hợp hoặc book tàu cho đúng yêu cầu LC.
POL GẦN POD
POD (Port of Discharge) – Cảng dỡ hàng Có thể là cảng trung chuyển, có thể là cảng đích.

Thấp Cao
CHI PHÍ VỚI POL XA POD Cao Thấp
SỐ LẦN XẾP DỠ 1 lần Nhiều lần
SỰ LINH HOẠT Kém linh hoạt vì có khá ít tuyến đi thẳng Linh hoạt vì có nhiều cách chuyển tải tại nhiều điểm khác nhau
SỐ LƯỢNG Ít Nhiều

Điều kiện để trở thành cảng trung chuyển (cảng chuyển tải)?

Vị trí địa lý:
• Gần các tuyến đường vận chuyển chính.
• Vị trí trung gian kết nối tàu con và tàu mẹ
• Kết nối hàng hóa nội địa
Ví dụ: cảng Rotterdam ở trung tâm châu Âu, cảng Hongkong kết nối Đông Nam Á.

Cơ sở hạ tầng:
• Phải là cảng nước sâu (>13.5m) để tiếp đón tàu lớn.
• Có bãi đất rộng để lưu container (CY-container yard).
• Phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, cải thiện hệ thống giao thông kết nối cảng biển,…

Vận hành:
• Chi phí vận hành cảng thấp
• Năng suất cảng cao
• Dịch vụ chuyên nghiệp, đáng tin cậy

Xem thêm về chúng tôi: https://haiphonglogistics.com/

Danh sách các hãng tàu tại Việt Nam

Các loại kệ hàng trong kho phổ biến

Phí AMS là gì?

Phí LSS là gì?

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường hàng không

Phương thức thanh toán L/C

Xem thêm tại:

Gửi khô mực, tôm khô đi Mỹ dễ dàng, nhanh chóng

Vận chuyển tôm tươi đi Nhật Bản bằng đường hàng không

Nhận vận chuyển mì gói đi Hàn Quốc với giá siêu sốc

Dịch vụ vận chuyển đường biển Hải Phòng-Tokyo, Nhật Bản

Dịch vụ gửi hàng lẻ Hải Phòng- Hàn Quốc

Gửi hàng đi Coimbatore Ấn Độ