Phụ phí ENS

Contents

Phụ phí ENS

Hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải kê khai và đóng phí ENS. Vậy phí ENS là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé

Phí ENS là gì?

ENS là viết tắt của cụm từ Entry Summary Declaration trong tiếng Anh. Đây là một loại phụ phí kê khai sơ bộ hàng hóa nhập khẩu vào Liên hiệp châu Âu (EU) giúp đảm bảo tiêu chuẩn cho khu vực này.

Mức thu thường là 30-40 USD/lô hàng (lưu ý là tính trên mỗi lô hàng, tức mỗi BL, không phải tính trên số lượng container của lô hàng, 100 container với 1 BL vẫn chỉ thu 30-40 USD)

Phí ENS được áp dụng cho:

– Tất cả các container hàng được chuyển tải tại cảng thuộc EU

– Tất cả các container hàng có cảng đích (POD) là một cảng thuộc EU

Thủ tục ENS đối với hàng hóa được ban hành ngày 31/12/2010 bời liên minh EU. Thủ tục ENS tuân theo quy tắc “24 tiếng”, giống như thủ tục AMS của hàng đi Trung Quốc và đi Mỹ.

Hàng khai báo thiếu hoặc khả nghi sẽ nhận thông báo “Không được load” từ Hải quan Châu Âu. Thực tế xảy ra trường hợp này là rất thấp, gần như không có do hãng tàu cũng đã kiểm tra, kiểm soát các thông tin này trước khi cho phép book chỗ trên tàu.

Những hành vi khai báo sai, khai báo trễ có thể nhận các khoản phạt nặng. Nếu không thanh toán khoản phạt, người xuất khẩu sẽ và danh sách đen và không thể bán hàng vào các nước EU nữa.

Ai thu ? Ai trả phí này?

Đây là phí dịch vụ, tiền công cho việc hãng tàu khai báo hộ chủ hàng về thông tin của lô hàng xuất khẩu cho hải quan cảng đến, cảng chuyển tải, thuộc các nước Châu Âu.

Hãng tàu sẽ thu trực tiếp người xuất khẩu hoặc thu forwarder, tùy thuộc vào ai là người đại diện book chỗ với hãng tàu. ENS được xếp vào một trong các local charge tại đầu đi (port of origin)

Lý do có phụ phí ENS

Thủ tục ENS đối với hàng hóa được ban hành ngày 31/12/2010 bời liên minh EU. Thủ tục ENS tuân theo quy tắc “24 tiếng”, giống như thủ tục AMS của hàng đi Trung Quốc và đi Mỹ.

Điều này có nghĩa là: bạn đóng phí cho hãng tàu, hãng tàu sau đó sẽ có trách nhiệm khai khai báo lại phụ phí ENS lô hàng của bạn trên hệ thống. Cuối cùng hệ thống sẽ xác nhận lại với hải quan Châu Âu. Nguyên tắc 24 tiếng được áp dụng với thời hạn “không được trễ hơn 24 tiếng trước giờ tàu mẹ khởi hành”.

Sau khi thông tin được kê khai trên hệ thống, hải quan tại EU sẽ xác nhận xem thông tin có chính xác hay không? Sau đó sẽ trả về kết quả cho load hay không load. Không cho load trong trường hợp, hải quan nhận thấy rằng lô hàng này có tính chất nguy hiểm, có dấu hiệu khủng bố, khai báo sai, người nhận hàng từng có lý lịch đen,.. Cùng lúc, nếu ENS được khai báo trễ hoặc quên khai báo, hải quen EU phạt tiền trên mỗi lo hàng và số chi phí phạt lên tới vài ngàn Euro.

Trường hợp áp dụng

Việc kê khai này được áp dụng với 27 nước thành viên EU và cho các lô hàng với tiêu chuẩn dưới đây:

– Lô hàng nhập khẩu vào EU

– Dỡ hàng tại Châu Âu EU để vận chuyển đến những nước ngoài khối EU bằng các cách thức khác.

– Không dỡ hàng tại cảng Châu Âu EU nhưng lô hàng đó có thời gian neo đậu trên các cảng của EU.

Thông tin cần có để khai ENS

Để khai được ENS, shipper cần cung cấp đủ các thông tin sau:

– Người nhận hàng Consignee (nếu đi Thổ Nhĩ Kỳ thì cần cả mã số thuế của người nhận hàng)

– Người được thông báo Notify Party

– HS code 4 hoặc 6 số của loại hàng hóa.

– Số lượng kiện hàng trong mỗi container

– Shipping mark

– Số container

– Số seal

– Gross weight của container

– Nếu là hàng nguy hiểm (DG) thì cần cung cấp thêm mã UN

– Điều kiện thanh toán của lô hàng Prepaid hay Collect

Nếu shipper khai báo sai thực tế lô hàng, trách nhiệm và quyết định phạt tiền sẽ do shipper chịu.

Thời gian kê khai

Nếu lô hàng được vận chuyển từ cảng Hải Phòng đi tới Châu Âu thì thời hạn khai báo là 24h trước khi tàu xuất phát.
Việc kê khai là bắt buộc nên chủ hàng cần phải nắm rõ lịch trình xuất phát để hoàn tất kê khai đúng hạn. Nếu không kịp thời kê khai phụ phí ENS thì hàng hóa sẽ không được bốc xếp.

– Quãng đường vận chuyển hàng đến châu Âu trải qua khoảng thời gian khá dài, từ 20 – 45 ngày. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hàng hóa. Thế nên, bạn cần có sự chuẩn bị trước để tránh việc hỏng hóc hàng hóa hoặc sự cố khi tiến hành vận chuyển hàng hóa.

Xem thêm về chúng tôi: https://haiphonglogistics.com/

Danh sách các hãng tàu tại Việt Nam

Các loại kệ hàng trong kho phổ biến

Thủ tục hải quan hàng xuất khẩu nông sản

Phí LSS là gì?

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường hàng không

Phương thức thanh toán L/C

Xem thêm tại:

Gửi khô mực, tôm khô đi Mỹ dễ dàng, nhanh chóng

Vận chuyển tôm tươi đi Nhật Bản bằng đường hàng không

Nhận vận chuyển mì gói đi Hàn Quốc với giá siêu sốc

Dịch vụ vận chuyển đường biển Hải Phòng-Tokyo, Nhật Bản

Dịch vụ gửi hàng lẻ Hải Phòng- Hàn Quốc

Gửi hàng đi Coimbatore Ấn Độ