Phí DEM là gì? Phí DET là gì?

Phí DEM là gì? Phí DET là gì?

Các bạn cũng đã tìm hiểu về các phí Local Charges trên một lô hàng, nhưng trong đó, đặc biệt có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phí DEM DET và storage (DEMURRAGE, DETENTION và STORAGE).

Tuy nhiên để tóm lại một cách đơn giản và dễ hiểu thì có thể tham khảo bài viết sau nhé.

Phí DEM, phí DET

Contents

Phí DEM (Demurage Charge).

Phí DEM (Demurage Charge) là phí lưu container tại bãi mà hãng tàu thu khách hàng.

Bản chất của phí này là cảng sẽ thu của hãng tàu sau đó hãng tàu sẽ thu khách hàng và đóng lại cho cảng theo thoả thuận riêng, phí này được tính trên mỗi đơn vị container.

Mỗi hãng tàu sẽ có thời gian (ngày) miễn phí cho khách hàng lưu container tại bãi và quá thời hạn thì hãng tàu bắt đầu thu phí khách hàng.

Với hàng nhập:

Sau khi tàu đến, cảng sẽ phối hợp với hãng tàu dỡ container của bạn lưu tại bãi của cảng và hãng tàu gởi thông báo hàng đến D/O cho bạn đi nhận hàng.

Thông thường hãng tàu sẽ cho bạn 1 thời hạn nhất định để chuẩn bị phương tiện kéo container về kho.

Thời hạn này tuỳ hãng tàu thường là 1-7 ngày với container khô, và 1-3 ngày đối với container lạnh.

Trong thời hạn này bạn hoàn toàn được miễn phí phí DEM. Nhưng nếu bạn lấy hàng sau thời hạn này thì Phí DEM bắt đầu được tính từ ngày quá hạn đến ngày bạn lấy hàng.

Phí này được tính với đơn vị là Tiền/ngày/container (tuỳ chủng loại và kích thước container).

Với hàng xuất:

Sau khi hãng tàu cấp booking cho bạn, bạn được kéo container đóng hàng và hãng tàu đã định ngày tàu chạy (ETD).

Bạn chỉ được hạ (đem container đã đóng hàng ra cảng) trước một thời gian quy định thường là 1-7 ngày hàng khô, 1-3 ngày hàng lạnh.

Nếu bạn hạ Container quá sớm thì hãng tàu sẽ charge từ ngày bạn hạ đến ngày tàu chạy trừ đi số ngày được miễn phí.

Thường với hàng xuất thì rất ít gặp phải tình trạng tốn phí DEM, bạn sẽ tốn phí này khi bạn bị rớt hàng do thanh lý hải quan trễ và phải đi chuyến sau hoặc do kho bạn quá đầy, tốc độ làm hàng, đầu kéo container không đáp ứng được nhu cầu do đó bạn không thể lưu container của mình tại kho được nữa mà phải kéo container ra cảng.

Phí DET (Detention Charge).

Demurrage Charge (DEM) là phí lưu container tại bãi mà hãng tàu thu khách hàng.

Bản chất của phí này là cảng sẽ thu của hãng tàu sau đó hãng tàu sẽ thu khách hàng và đóng lại cho cảng theo thoả thuận riêng, phí này được tính trên mỗi đơn vị container.

Mỗi hãng tàu sẽ có thời gian (ngày) miễn phí cho khách hàng lưu container tại bãi và quá thời hạn thì hãng tàu bắt đầu thu phí khách hàng.

Một số lưu ý về DEM / DET.

– Thời gian miễn phí DEM và DET thường tính luôn cho cả ngày nghỉ thứ 7; Chủ Nhật và Ngày Lễ. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới có sự linh động cho khách hàng.

– Đóng hàng tại bãi sẽ không phải chịu phí DET..

– Phí DEM/DET có mức phí khác nhau phụ thuộc vào mỗi hãng tàu.

– Phí DEM/DET/Storage được tính phụ thuộc vào số ngày bị trễ; chủng loại; kích thước container thường container lạnh thu phí này cao hơn rất nhiều.

– Bạn có thể xin thêm hạn miễn phí với phí DEM và DET nếu: Chính sách hãng tàu có áp dụng, uy lực của khách hàng như số lượng volume hàng tháng, mối quan hệ với hãng,…

– Chú ý việc booking hàng, dù bạn làm hợp đồng theo điều kiện nào trong incoterm cũng nên hỏi cả phí thời gian miễn phí DEM và DET tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng.

Một số lý do thường gặp dẫn đến tính phí DEM / DET.

1. Sai thông tin chứng từ.

Vận đơn đến người nhận hoặc ngân hàng người nhận sai thông tin: địa chỉ, tàu bè,.. hoặc chứng từ khác nộp tới hải quan điểm đến như hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xử hàng hoá C/O bị sai lệch và hải quan yêu cầu chỉnh sửa, nếu không hàng sẽ không được xử lý.

Vì thế khi container đã đến cảng, người nhận sẽ không nhận được lệnh giao hàng (Delivery Order) do chứng từ chưa được sửa chữa, container sẽ phải gánh chịu phí Dem/Det.

2. Nhận chứng từ trễ.

Việc này xảy ra khi chứng từ cần để thông quan hàng như vận đơn, C/O, packing lists không đến người nhận kịp lúc. Vấn đề này xảy ra do:

– Lỗi ở người gửi hàng, không chuẩn bị chứng từ đầy đủ, kĩ càng, đợi “Nước tới chân mới nhảy”

– Hãng tàu chậm trễ trong việc phát hành vận đơn: lỗi hệ thống, …

– Delays do ngân hàng chỉ định (nominated bank) nếu mua bán L/C và chứng từ không đến ngân hàng phát hành (issuing bank) kịp lúc.

3. Mất chứng từ.

Vấn đề này rất thường xảy ra. Có nhiều trường hợp chứng từ bị mất trong quá trình vận chuyển và đau đầu nhất là mất vận đơn. Chúng ta tốn rất nhiều thời gian để lấy lại vận đơn nếu vận đơn gốc bị mất.

4. Khai quan và kiểm tra hàng hóa chậm.

Chứng từ đầy đủ, container tới cảng đích và người nhận khai quan để lấy hàng. Ở tất cả các quốc gia, người nhận được yêu cầu phải cung cấp chi tiết thông tin hàng nhập khẩu.

Những thông tin trên chứng từ hải quan này phải khớp với chi tiết trên hóa đơn thương mại được nộp cùng với chứng từ hải quan.

Đặc biệt, hải quan tập trung kiểm tra HS code để đảm bảo hàng được phân loại và khai quan đúng.

Việc khai sai Hs code sẽ phải nộp phạt và công ty sẽ bị dính vào dạng tình nghi khi nhập các lô hàng sau.
Chậm trễ trong việc kiểm hàng trong những trường hợp trên rất thông thường và không có khung giờ cố định để ước tính thời gian cho việc này.

5. Giải phóng hàng ở điểm đích chậm.

Giải phóng hàng ở điểm đích có thể bị trì hoãn do hãng tàu nhận hóa đơn gốc chưa được ký hậu.
Ví dụ, vận đơn theo lệnh “To Order of Shipper” chưa được ký hậu bởi người gửi hàng (shipper) và đến tận khi vận đơn được gửi tới người nhận thì mới phát giác. Điều này đồng nghĩa vận đơn phải được gửi lại shipper để ký hậu và gửi trả lại người nhận.

Một lý do khác cho sự trì hoãn là hãng tàu chưa nhận được tiền từ người nhận ở điểm đích. Điều này bắt nguồn từ việc người nhận không hiểu rõ Incoterms được áp dụng, cho rằng tất cả phụ phí local charge phải được thanh toán bởi người gửi hàng.

6. Không tiếp cận được người nhận hàng.

Cuối cùng, có lúc hãng tàu không thể tiếp cận người nhận được đề cập trên vận đơn, phần lớn là lô hàng đã bị bỏ bởi người gửi hàng, người nhận hoặc cả 2 nhưng không hề thông báo đến hãng tàu.

Xem thêm: https://haiphonglogistics.com/

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường hàng không

Phương thức thanh toán L/C

Chứng từ xuất nhập khẩu (P1)

Các kí hiệu cơ bản trên container

Phân biệt vận đơn đường biển

Logistics là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

Xem thêm tại:

Gửi khô mực, tôm khô đi Mỹ dễ dàng, nhanh chóng

Vận chuyển tôm tươi đi Nhật Bản bằng đường hàng không

Nhận vận chuyển mì gói đi Hàn Quốc với giá siêu sốc

Dịch vụ vận chuyển đường biển Hải Phòng-Tokyo, Nhật Bản

Dịch vụ gửi hàng lẻ Hải Phòng- Hàn Quốc

Gửi hàng đi Coimbatore Ấn Độ