Phương thức thanh toán L/C
Contents
Phương thức thanh toán L/C là gì?
Là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập khẩu ( người xin mở thư tín dụng) cam kết trả một số tiền cho người nhập khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó
Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ (L/C)
- Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant):
Người mua, người nhập khẩu hàng hóa.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary):
Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.
- Ngân hàng mở thu tín dụng (Issuing bank):
Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng:
Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu(Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank):
Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua, trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.
Quy trình thanh toán L/C
- Bước 1: Hai bên mua, bán ký kết hợp đồng ngoại thương, quy định phương thức thanh toán L/C
- Bước 2 : Người nhập khẩu làm đơn đến ngân hàng phục vụ mình đề nghị mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng
- Bước 3 : Căn cứ đơn đề nghị mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông quan ngân hàng thông báo
- Bước 4 : Ngân hàng thông báo thông báo L/C cho người xuất khẩu
- Bước 5 : Người xuất khẩu giao hàng
- Bước 6: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi về NH phục vụ mình (NH thông báo) để yêu cầu thanh toán
- Bước 7 : Ngân hàng thông báo nhận, kiểm tra và chuyển bộ chứng từ bản gốc cho NH phát hành LC yêu cầu thanh toán
- Bước 8 : Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp quy định của L/C thì tiến hành thanh toán
- Bước 9 : Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu được chấp nhận
- Bước 10 : Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
Các loại thư tín dụng thông dụng
- Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C)
Thư tín dụng không thể bị sửa đổi, hủy bỏ hay bổ sung trong suốt thời hạn hiệu lực của nó khi chưa có sự đồng ý của các bên
- Thư tín dụng có xác nhận (Confirmend L/C)
Thư tín dụng được một ngân hàng thứ hai (ngoài ngân hàng mở) đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
Thư tín dụng chỉ có hiệu lực khi có một thư tín dụng khác đối ứng với nó đã được mở ra
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
Thư tín dụng được mở ra dựa trên cơ sở một thư tín dụng khác gọi là thư tín dụng gốc, người hưởng lợi của thư tín dụng gốc chính là yêu cầu mở thư tín dụng giáp lưng
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L//C)
Thư tín dụng cho phép người hưởng lợi có quyền ra lệnh cho ngân hàng trả tiền phải trả một số tiền nhất định cho một hoặc một số người hưởng lợi tiếp theo
Thư tín dụng chỉ được chuyển nhượng một lần và số lượng chuyển nhượng không vượt quá số tiền của thư tín dụng, chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên chịu
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Thư tín dụng sau khi đã sử dụng hết kim ngạch hoặc hết thời hạn hiệu lực, nó lại tự động có hiệu lực trở lại một số lần tuần hoàn nhất định
-
- Thư tín dụng tuần hoàn có tích lũy (Cummulative Revolving L/C)
Là loại L/C cho phép chuyển trị giá L/C trước vào trị giá L/C sau và cứ như vậy cho đến L/C cuối cùng.
Có nghĩa là trong thời gian hiệu lực của L/C, người xuất khẩu vì lý do nào đó mà không thực hiện đủ giá trị trên L/C thì qua L/C kế tiếp, tổ chức xuất khẩu có thể tiếp tục thực hiện giá trị của kỳ trước chưa thực hiện được cộng với giá trị phải thực hiện trong kỳ này
-
- Thư tín dụng tuần hoàn không tích lũy (Nocummulative Revolving L/C)
Là loại L/C không cho phép chuyển giá trị L/C trước vào giá trị L/C sau
- Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C)
Là một sự ủy quyền của một ngân hàng mở L/C đối với ngân hàng chiết khấu,
Ứng trước một khoản tiền cho người được hưởng để giúp người được hưởng có thêm nguồn vốn mua hàng cho L/C đã mở
Theo loại L/C này, người hưởng lợi có thể đòi một khoản tiền nhất định của L/C trước khi giao hàng
- Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C)
Là loại L/C đặc biệt được dùng trong nhiều trường hợp
Trong đó có trường hợp ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người bán cam kết với người nhập khẩu là sẽ thanh toán cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ gia hàng theo L/C đã đề ra.
Đồng thời sẽ phải bồi thường các khoản thiệt hại do mình gây ra cho người nhập khẩu
- Thư tín dụng miễn truy đòi (Without recourse L/C)
Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền từ người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào
Ưu nhước điểm của phương thức thanh toán L/C
Ưu điểm:
- Với người nhập khẩu:
Không lo chứng từ lởm khởm nữa vì ngân hàng chỉ thanh toán khi là chứng từ chuẩn chỉ và thực hiện đúng theo các điều khoản hàng hóa, thời hạn giao hàng, chứng từ ..
- Với người xuất khẩu:
Thanh toán được đảm bảo qua ngân hàng sẽ không lo bùng nợ hoặc thanh toán thiếu
Nhược điểm
- Quy trình thanh toán rất tỷ mĨ
- Máy móc mất thời gian chi phí cao hơn nhiều phương thức thanh toán khác
- Không phù hợp với công ty nhỏ, kinh nghiệm ít
- Thời gian nhận chứng từ: thường là chậm hơn hàng
Xem thêm: https://haiphonglogistics.com/
Các kí hiệu cơ bản trên container
Logistics là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
Xem thêm tại:
Gửi khô mực, tôm khô đi Mỹ dễ dàng, nhanh chóng
Vận chuyển tôm tươi đi Nhật Bản bằng đường hàng không
Nhận vận chuyển mì gói đi Hàn Quốc với giá siêu sốc
Dịch vụ vận chuyển đường biển Hải Phòng-Tokyo, Nhật Bản
Dịch vụ gửi hàng lẻ Hải Phòng- Hàn Quốc